Tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu Giáo chức Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2024-2027
Chuẩn bị tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội cựu giáo chức Việt Nam nhiệm kỳ 2024-2027, ngày 7 tháng 4 năm 2023, Thường trực Trung ương Hội đã có buổi làm việc và báo cáo với Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình hoạt động của Hội và công tác chuẩn bị cho đại hội lần thứ V.
Tạp chí giáo chức Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn báo cáo của GS.TSKH.NGND. Nguyễn Mậu Bành, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
GS.TSKH.NGND. Nguyễn Mậu Bành trình bày báo cáo trước Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ GD&ĐT.
I.Một số hoạt động của Hội sau lần gặp Ban Cán sự ngày 09/12/2021 đến nay.
- Củng cố niềm tin của hội viên vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong xây dựng đất nước dân chủ, công bằng, văn minh, phòng chống tham nhũng tiêu cực
+ Tham gia sinh hoạt chính trị tại địa phương, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp tại địa phương.
+ Tham gia viết bài dự thi theo tinh thần Nghị quyết số 35/NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
+ Tán thành và đồng tình ủng hộ các biện pháp phòng chống tham nhũng tiêu cực của Đảng và nhà nước nói chung và trong ngành giáo dục – đào tạo nói riêng
+ Hội được sự hỗ trợ công tác chính trị tư tưởng bởi hai Học viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ CHí Minh, và Học viện Chính trị khu vực I
+ Hội được sự động viên, khích lệ và lắng nghe của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam tại Phủ Chủ tịch (ngày 15/11/2022), trong đó có đặt trách nhiệm cho Hội là bức “Trường thành” bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
+ Chỉ đạo Hội CGC tại các địa phương, các Đại học, HV, trường Đại học, Cao đẳng và các cơ quan giáo dục trực thuộc tích cực tham gia xây dựng Luật đất đai (sửa đổi)
- Xây dựng tổ chức Hội vừa mở rộng địa bàn, phát triển hội viên vừa vững mạnh về tổ chức
+ Đến nay Hội đã được tổ chức tại 62/63 tỉnh/thành phố trực thuộc TW, 624/704 quận/huyện (88,6%); 7782/10355 xã/phường (75,15%). 47 Hội Đại Học, Học viện, Trường Đại học- Cao đẳng các đơn vị giáo dục trực thuộc TW Hội với 60 vạn hội viên, nhiều nơi tỷ lệ hội viên trong các nhà giáo về hưu >90;
+ Trực thuộc TW Hội có Tạp chí Giáo chức Việt Nam, CLB thơ Nhà giáo Việt Nam, Viện nghiên cứu hợp tác và phát triển giáo dục, Hội CGC cơ quan Bộ ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
+ Đảm bảo các sinh hoạt định kỳ của Trung ương Hội Các kỳ họp của Ban Chấp hành, của Thường vụ, Thường trực cũng như các địa phương và cơ sở: tổ chức Đại hội nhiệm kỳ đảm bảo dân chủ, đúng điều lệ, thay đổi nhân sự chủ chốt tìm các nhân tố mới, chuyển tiếp, đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương và sự quản lý của chính quyền cơ sở.
+ Hội được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, coi trọng vị thế của Hội, bố trí địa điểm và phương tiện làm việc của Hội
+ Hội viên tự nguyện, tự giác tham gia Hội và các sinh hoạt của Hội; đóng góp hội phí và đóng góp xây dựng Quỹ tình nghĩa để hỗ trợ hội viên có khó khăn kinh tế, ốm đau bệnh tật. Tổ chức nhiều hình thức sinh hoạt phong phú thiết thực.
+ Phong trào thi đua trong Hội đảm bảo thực chất. Trung ương Hội đã tổ chức Hội nghị biểu dương những tập thể, Hội viên tiêu biểu trong thi đua thực hiện các mục tiêu của Hội, các chủ trương của UB TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như xây dựng nông thôn mới, khu phố văn minh, xóa đói giảm nghèo, đoàn kết dân tộc, bảo vệ an ninh Tổ quốc.
+ Đã củng cố một số tổ chức Hội hoạt động yếu: Bạc Liêu, Trà Vinh, Cần Thơ và đang chuẩn bị thành lập Hội ở tỉnh cuối cùng chưa có Hội (Ninh Thuận)
3. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho hội viên, kiên trì kiến nghị các chế độ chính sách bảo vệ quyền lợi cho Nhà giáo về hưu
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần thường xuyên cho hội viên nên đã gắn bó hội viên với Hội, một số ít chưa tham gia đã xin gia nhập Hội. Hội thực hiện phương châm:
“Chung vui khi khỏe mạnh
Chia sẻ khi ốm đau
Giúp nhau khi hoạn nạn
Nghĩa tình trọn vẹn khi qua đời”
+ Hội ở Trung ương cũng như các tỉnh, địa phương, tổ chức nhiều loại hình câu lạc bộ: Thơ, Bóng bàn, Câu lông, Cờ vua, Cờ tướng, Bóng chuyền hơi, Ca hát dân ca, Dân vũ. Tổ chức tham quan du lịch trong nước và nước ngoài, thường xuyên tổ chức mừng thọ hội viên cao tuổi, thăm hỏi hội viên khi ốm đau, chia buồn với gia đình khi hội viên qua đời.
+ Các Hội đã giúp nhau làm kinh tế, không để hội viên nào rơi vào diện nghèo đói, không để hội viên phải đi vay tín dụng đen. Hoạt động kinh tế trong nội bộ Hội đảm bảo minh bạch, có báo cáo tài chính hằng năm, có kiểm tra, kiểm soát.
+ Hội đã tham gia các hoạt động từ thiện, đóng góp vào quỹ phòng chống dịch Covid -19 (tổng hợp từ các địa phương lên đến hàng tỷ đồng), đóng góp hỗ trợ học sinh khó khăn về sách, vở, máy tính, phương tiện học tập, cấp học học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi, vận động các mạnh thường quân đóng góp hỗ trợ (Công ty Nguyên Dung).
+ Hội đề xuất, đóng góp chính sách bảo vệ quyền lợi chính trị và vật chất cho Nhà giáo, cán bộ quản lý nói chung và nhà giáo và viên chức giáo dục về hưu nói riêng, một số nội dung được Nhà nước chấp nhận như chế độ trợ cấp một lần cho Nhà giáo về hưu chưa được tính thâm niên trong Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên một số đề nghị chính sách cho nhà giáo làm quản lý, cô giáo mầm non chưa được chấp nhận.
4. Vận động Nhà giáo về hưu đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục – đào tạo.
+ Nhiều địa phương và Trung ương Hội đã tích cực, có nhiều sáng tạo trong thực hiện nội dung “4 cùng” giữa Bộ và Hội:
-
- Cùng tham gia đánh giá phát hiện tình hình
- Cùng tham gia góp ý, xây dựng chương trình hoạt động của ngành
- Cùng tham gia triển khai một số công việc có chọn lọc
- Cùng phối hợp chăm sóc đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ hưu
Nhiều cấp Hội đã ký kết chương trình phối hợp giữa Hội với ngành và cơ quan quản lý giáo dục tại cơ sở.
+ Hàng năm Hội mời Lãnh đạo chuyên môn của Ngành báo cáo các chương trình công tác của Ngành để Hội tham gia thực hiện và tuyên truyền vận động nhân dân cùng thực hiện. Hội nắm chương trình công tác của Ngành trong năm để lồng ghép vào chương trình hoạt động của Hội hằng năm.
+ Trung ương Hội cùng các cấp Hội đã tổ chức các Hội thảo đóng góp giải pháp cho hoạt động của Ngành, tháo gỡ khó khăn cho Ngành như Hội thảo thực hiện nghị quyết 128-NQ/CP về đưa giáo dục trở lại trạng tháng bình thường mới, Hội thảo khoa học về chương trình sách giáo khoa mới đóng góp ý kiến bảo vệ việc giữ lại môn Lịch sử là môn học bắt buộc ở bậc THPT, Hội thảo về giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh v..v…
+ Hội tích cực và nòng cốt trong công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời cho người lớn, tổ chức học tập tại các Trung tâm học tập cộng đồng.
+ Hội vận động hội viên có sức khỏe, có trình độ tham gia giảng dạy ở các trường Đại học hoặc các Trường mầm non, phổ thông cho các môn học mới theo chương trình, sách giáo khoa mới 2018, khi có yêu cầu.
+ Hội nhận và thực hiện các Đề tài khoa học do Bộ giao, đã hoàn thành, được nghiệm thu và đang chuyển giao kết quả nghiên cứu cho cơ quan quản lý nhà nước.
5. Tham gia các hoạt động xã hội, phát huy vai trò Nhà giáo – Nhà trí thức- Người cao tuổi trên địa bàn dân cư và trong các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp, thực hiện chức năng nhiệm vụ của một thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Cụm trưởng Cụm thi đua khối văn xã –Giáo dục của Mặt trận năm 2022), vận động nhiều cựu giáo chức tham gia công tác trong hệ thống chính trị tại cơ sở ở cộng đồng dân cư.
6. Tự đánh giá chung
Từ năm 2022, mặc dầu còn nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19, nhưng nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của Nhà nước trở lại trạng thái bình thường mới, Thường vụ và Thường trực Trung ương Hội cũng như các cấp Hội đã tích cực sáng tạo trong tổ chức hoạt động Hội phong phú và sôi nổi hoàn thành tốt kế hoạch công tác năm 2022 bước vào năm 2023, năm bản lề tiến đến kỷ niệm 20 năm thành lập Hội và Đại hội toàn quốc nhiệm kỳ V (2024-2029)
Đạt được những kết quả trên là do sự tự nguyện, tích cực trách nhiệm của cán bộ Hội các cấp, hoạt động Hội phù hợp nguyện vọng của Nhà giáo về hưu. Và đặc biệt sự quan tâm tạo điều kiện Lãnh đạo Bộ và các cơ quan quản lý của Bộ.
II.Dự kiến hoạt động Hội năm 2023-2024 tiến đến Đại hội nhiệm kỳ V (2024-2029)
- Tiếp tục xây dựng Hội Cựu Giáo chức từ Trung ương đến cơ sở vững mạnh về tổ chức cũng như hoạt động thực tiễn
- Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ của các cơ sở tỉnh/thành phố, Đại học, Học viện, Trường Đại học – Cao đẳng và cơ quan giáo dục trực thuộc. Quan tâm đến đội ngũ nhân sự chuyển tiếp đảm bảo tính ổn định trong hoạt động Hội.
- Phát huy kết quả Hội nghị biểu dương các tấm gương tiêu biểu của Tập thể, cá nhân trong hoạt động Hội để mở rộng toàn Hội.
- Chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, tạo không khí vui tương, phấn khởi bằng các hoạt động cụ thể có chất lượng
- Phát hành “Sổ tay công tác Hội Cựu giáo chức Việt Nam” để cán bộ hội và cơ quản lý nắm được mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của Hội.
- Tăng cường sự phối hợp với cơ quan quản lý Ngành trong hỗ trợ đổi mới giáo dục – đào tạo và bảo vệ các chế độ chính sách cho nhà giáo
- Tổ chức Hội thảo rút kinh nghiệm và đổi mới thực hiện “Bốn cùng” giữa chuyên môn và Hội.
- Hỗ trợ Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm học, thông qua các Hội thảo chuyên đề.
- Đóng góp ý kiến hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, khắc phục các tồn tại, tiêu cực trong ngành.
- Tham gia tư vấn giáo dục tư tưởng đạo đức, kỹ năng sống, phân luồng cho học sinh phổ thông, Tuyên truyền nhân dân thực hiện chủ tương của Ngành.
- Đóng góp ý kiến cho quá trình tự chủ Đại học, tự chủ thực sự trong quản lý trong Tuyển sinh, tổ chức nhân sự, khoa học công nghệ, tài chính, giải trình công khai minh bạch về tài chính, chuẩn đầu ra.
- Tham gia tích cực công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT
- Tham gia đóng góp ý kiến cho xây dựng kế hoạch, quy hoạch nhà trường phổ thông, đại học, triển khai chiến lược nâng cao năng lực hệ thống giáo dục
- Đề nghị Bộ tích cực đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo trình Chính phủ và Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng pháp luật trong thời gian tới.
- Tiếp tục đề nghị Bộ và Nhà nước sớm có chế độ chính sách tôn vinh, ưu đãi những người có công với sự nghiệp giáo dục, chế độ đặc thù về tôn vinh, ưu đãi đối với người có công đặc biệt tại vùng khó khăn và những nhà giáo đã tham gia các cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam và bảo vệ Tổ quốc.
- Xây dựng Đề án chuyển đổi số báo cáo hằng năm về mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ ngành giáo dục.
- Thực hiện các nhiệm vụ, phong trào do Thường trực Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, phát động:
- Đóng góp ý kiến các dự án Luật, Pháp lệnh, văn bản quy phạm pháp luật.
- Tham gia công tác phòng chống tham những, tiêu cực, lãng phí, xây dựng Đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh
- Tham gia công tác bảo vệ an ninh Tổ quốc, chống các lực lượng thù địch, ủng hộ chiến sĩ biên giới hải đảo.
6. Từng bước chuyển đổi số trong hoạt động Hội
III. Một số kiến nghị với Ban Cán sự Đảng
- Xin phép được tổ chức Hội thảo “Bốn cùng” giữa Hội và cơ quan chuyên môn của Ngành để rút kinh nghiệm và đổi mới thực hiện “Bốn cùng”. Được mời tham dự các cuộc Hội nghị Tổng kết năm học, Hội nghị chuyên đề có liên quan.
- Xin ý kiến Ban Cán sự về công tác nhân sự của Hội cho nhiệm kỳ V của Hội: thay thế các đồng chí đã cao tuổi trong cương vị Chủ tịch Hội. Thường vụ Trung ương Hội, nhân sự mới chuyển tiếp cho công tác Hội.
- Đề nghị Đồng chí Bí thư BCS của Bộ có ý kiến với Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc duy trì tổ chức Công đoàn Giáo dục ở cấp huyện, thị xã để từ đó Công đoàn có thể tham gia trực tiếp vào giáo dục nhiều hơn, hiệu quả hơn, khôi phục hoạt động xã hội hóa giáo dục, tổ chức Đại hội giáo dục cơ sở để người dân nắm được các chủ trương chính sách giáo dục, tham gia hỗ trợ giáo dục.
- Xin ý kiến Ban Cán sự về khen thưởng:
- Bằng khen của Bộ cho Hội năm 2023
- Hiệp y của Bộ đề nghị Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng II cho Hội (Hội đã nhận Huân chương Lao động Hạng III năm 2014, Bằng khen của Thủ tướng Chính phí năm 2019 và Cờ thi đua xuất sắc của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2022) vào năm 2024 nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu Giáo chức Việt Nam.
5. Cho phép Hội xây dựng Đề án và thực hiện Đề án chuyển đổi số: “Báo cáo hằng năm mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục và đào tạo”.
6. Xin được phép phối hợp với Sở Giáo dục và tào tạo, Hội Cựu giáo chức tỉnh Tuyên Quang: bổ sung các tư liệu, di vật tại nhà Lưu nhiệm Bộ Quốc Gia giáo dục tại thôn Khuôn Trú, xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Đề nghị Bộ trưởng cho ý kiến hợp tác với GS. Nguyễn Văn Huy (con của Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên) để có thể chia sẻ tư liệu, di sản tại Nhà lưu niệm Cố Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên. Đồng thời đề nghị Bộ cho khởi động nghiên cứu xây dựng Bảo tàng giáo dục Việt Nam – nơi tham quan học tập của giáo viên và học sinh cả nước, bạn bè quốc tế.
7. Xin sự hỗ trợ của Bộ về điều kiện làm việc của Hội: (Phương tiện đi lại, chi phí thường xuyên) và hỗ trợ kinh phí cho tổ chức Đại hội nhiệm kỳ lần thứ V vào cuối năm 2024.
Việt Anh - Nguyễn Giảng