1. Vấn đề hôm nay
  2. >
  3. Tiêu điểm
Xuân Gắn Kết, Tết Yêu Thương: Trường Tiểu Học Quất Động Lan Tỏa Yêu Thương Dịp Tết
TCGC VN- Ngày 16/01/2025 Trường Tiểu học Quất Động tổ chức chương trình “Xuân gắn kết - Tết yêu thương”. Chương trình có ý nghĩa sâu sắc giúp các em học sinh hiểu hơn về một số phong tục ngày Tết cổ truyền của dân tộc và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Tình trạng giáo viên mầm non xin nghỉ tinh giản biên chế, xin thôi việc đột xuất, xin chuyển công tác đang diễn ra khá phổ biến, dẫn đến thiếu giáo viên mầm non trong nhiều năm nay. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do lương của giáo viên mầm non quá thấp, không đảm bảo cho cuộc sống, áp lực công việc quá lớn, rủi do nghề nghiệp cao. Để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và phù hợp về cơ cấu đòi hỏi phải đổi mới tư duy về giáo dục mầm non, phải đổi mới chính sách tiền lương, bổ sung phụ cấp trách nhiệm cho giáo viên mầm non. Đồng thời phải có các chính sách huy động các nguồn lực của địa phương, thực hiện đãi ngộ phù hợp với đặc điểm lao động của giáo viên mầm non và khả năng của địa phương. Từ khóa: Tiền lương giáo viên; năng lực giáo viên; giáo viên mầm non; tỉnh Đồng Tháp.
TCGCVN - Từ ngày 1/1/2025, Nghị quyết 168 có hiệu lực đã chuyển trạng thái giám sát của CSGT từ “thủ công” sang công nghệ.
TCGCVN : Ngày 08/01/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Yên Bái  phối hợp với Hội Điều dưỡng , Công ty TNHH Capacity Việt Nam tổ chức lớp tập huấn đào tạo sơ  cứu cảm xúc và nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho cán bộ, hội viên hội điều dưỡng tỉnh Yên Bái. Mục tiêu nâng cao và cập nhật kiến thức về sức khỏe tâm thần và sơ cấp cứu cảm xúc, phát triển kỹ năng nhận  biết và hỗ trợ người có vấn đề về tâm lý và tăng cường năng lực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cán bộ hội viên điều dưỡng cũng như xây dựng mạng lưới hỗ trợ tâm lý trong cộng đồng…
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 lần đầu tiên môn Tin học sẽ là một trong số các môn thi tự chọn. Theo Quy chế thi năm 2025 bổ sung thêm môn tin học, công nghệ (công nghiệp, nông nghiệp), đây là những môn học lần đầu tiên được tổ chức thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tóm tắt: Xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Để xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng cần phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, trong đó có đội ngũ sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội. Họ là lực lượng đông đảo, được đào tạo cơ bản, có trình độ lý luận và nhận thức chính trị, xã hội khá sâu sắc. Phát huy vai trò của đội ngũ sĩ quan trẻ ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội trong xây dựng “thế trận lòng dân” trên không gian mạng có ý nghĩa quan trọng, là một yêu cầu cấp thiết góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái thù địch.
Ngày 18 tháng 12 năm 2024 Thành ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh gặp mặt cán bộ cao cấp  Quân đội nghỉ hưu nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024; 35 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 -22/12/2024) và Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với  liệt sĩ Lê Thị Bạch Cát Tại buổi gặp mặt, Ban Tổ chức đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sỹ Lê Thị Bạch Cát (1940-1968), vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Thị Bạch Cát, bí danh “Sáu Xuân”, quê ở xóm Mai Đông, làng Mai Bảng, xã Nghi Thủy, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, nguyên Quận ủy viên, Bí thư Quận đoàn, Bí thư Chi bộ Võ trang tuyên truyền liên Quận 2 - 4 (nay là Quận 1, TP Hồ Chí Minh) đã anh dũng hy sinh trong chiến đấu của giai đoạn 2 cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu giáo chức Việt Nam lần thứ V, Nhiệm kỳ 2024 - 2029, đã được tổ chức trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, trong hai ngày 26 - 2
Thư cảm ơn gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các tổ chức, và cá nhân đã góp phần làm nên thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Cựu Giáo chức Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029 và lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội.
Dự thảo Luật Nhà giáo đang được lấy ý kiến phản biện xã hội và trình Quốc hội thông qua. Để đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo Luật Nhà giáo, ngày 22 tháng 11 năm 2024, tại Hà Nội, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục đã tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Đãi ngộ, cải thiện mức sống, nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục – Thực trạng và đề xuất giải pháp”.
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung đội trưởng là người quản lý, chỉ huy, huấn luyện, giáo dục Hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền, chịu trách nhiệm trước cấp ủy, chi bộ, chỉ huy đại đội về kết quả hoàn thành nhiệm vụ trung đội. Đây là người thầy đầu tiên trong Quân đội của Hạ sĩ quan, binh sĩ. Bài viết phân tích đặc điểm mối quan hệ giữa Trung đội trưởng và Hạ sĩ quan, binh sĩ  từ đó đề xuất giải pháp phát huy vai trò của Trung đội trưởng trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao
Hình thành đạo đức cách mạng của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội theo Quy định số 144-QĐ/TW là sự vận dụng các tiêu chí quy định chung về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới vào quá trình giáo dục hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhà giáo trong quân đội. Bài viết phân tích các con đường hình thành đạo đức cách mạng giai đoạn mới của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội theo Quy định số 144-QĐ/TW. 
Ngày 7/11/2024, tại hội trường Trường Thực nghiệm khoa học giáo dục Hội cựu giáo chức Viện khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức gặp mặt toàn thể cựu giáo chức, cán bộ, CNV toàn viện. Chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam; tổng kết công tác hội CGC năm 2024, mừng thọ hội viên.
: Bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho giảng viên trẻ các học viện, trường sĩ quan quân đội là nhiệm vụ thường xuyên, được thực hiện theo quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên nói chung và của người cán bộ, sĩ quan quân đội nói riêng. Bài viết này trình bày những vấn đề chung về bồi dưỡng đạo đức, khái quát thực trạng và đề xuất các yêu cầu bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho giảng viên trẻ các học viện, trường sĩ quan quân đội theo Quy định số 144-QĐ/TW.
Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi của người thầy, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.
Bồi dưỡng kỹ năng thuyết phục hạ sĩ quan - binh sĩ cho trung đội trưởng đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu là tổng thể các hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các tổ chức, các lực lượng nhằm hình thành ở trung đội trưởng hệ thống kiến thức, kỹ năng thuyết phục và biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức, kỹ năng ấy trong thực tiễn thuyết phục hạ sĩ quan - binh sĩ ở đơn vị huấn luyện sẵn sàng chiến đấu. Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng, bài viết đề xuất các yêu cầu bồi dưỡng kỹ năng thuyết phục hạ sĩ quan - binh sĩ cho trung đội trưởng đơn vị sẵn sàng chiến đấu hiện nay.
Thanh niên quân đội có những tiềm năng to lớn, luôn mong muốn đem hết tinh thần và nghị lực, đạo đức và tài năng để xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Để hiện thực hóa khát vọng cống hiến của thanh niên quân đội trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc cần lan tỏa những giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam; truyền cảm hứng, cổ vũ, khích lệ, tạo động lực cho thanh niên quân đội. Bài viết đề xuất các giải pháp hiện thực hóa khát vọng cống hiến của thanh niên quân đội trước kỷ nguyên vươn mình của dân tộc thời gian tới
TCGCVN - Ngày 5/11, Viện Đào tạo và Nâng cao Thành phố Hồ Chí Minh cùng với Trường Đại học Johns Hopkins tổ chức hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Ứng dụng hiệu quả công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giáo dục". Theo kế hoạch, hội thảo được tổ chức trong hai ngày tại hai địa điểm khác nhau. Ngày 5/11, tổ chức tại Hà Nội và ngày 8/11 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(TCGCVN) – Vào những ngày này, những người cộng sản, nhân dân lao động toàn thế giới và Việt Nam đều hướng về sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn, đó là kỷ niệm lần thứ 107 Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Đã thành quy ước thông lệ hàng năm cứ vào dịp này Hội cựu học viên Học viện Quân chính Lê nin do những người đã từng học tập, nghiên cứu ở Học viện Chính trị - Quân sự mang tên V.I.Lê nin tổ chức để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với đất nước và nhân dân Liên Xô trước đây, nước Nga ngày nay. Đây cũng là dịp để các cựu học viên ôn lại những kỷ niệm đẹp trong những năm tháng được học tập ở một nhà trường chính trị hàng đầu của Quân đội Liên Xô, để tri ân các thầy, cô giáo, các nhà khoa học và đã từng tham gia giảng dạy, hướng dẫn khoa học cho các thế hệ học viên quân sự Việt Nam.
Ngày 31/10/2024, Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội đã có buổi gặp gỡ và làm việc với đơn vị phát triển phần mềm thực hành tiếng Anh cho người học ICorrect nhằm tìm hiểu và thảo luận về việc hợp tác trong tương lai.
Cách đây 107 năm, ngày 7/11/1917, dưới sự lãnh đạo thiên tài của V.I.Lênin và Đảng Bôn-sê-vích, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã đứng lên lật đổ chế độ Sa Hoàng, lập nên nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới, mở đầu thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Từ đây, CNXH được biết đến không chỉ là lý tưởng, khát vọng giải phóng và mục tiêu phát triển, mà còn là chế độ XHCN trở thành hiện thực sinh động.
TCGCVN - Hiện nay, nhu cầu học liệu điện tử ngày càng tăng cao, với nhiều trang web và ứng dụng "nở rộ" cung cấp sách giáo khoa phổ thông dưới dạng file PDF, bản scan hoặc tài liệu trích dẫn. Tuy nhiên, nhiều nguồn tài liệu này vi phạm bản quyền khi tự ý phát hành mà không có sự cho phép từ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Phụ huynh và học sinh đang đối mặt với một "ma trận" học liệu với chất lượng không đảm bảo, dễ gây nhầm lẫn và thiếu chính xác trong quá trình học tập.
Thực hiện quyết định số 322/QĐ – BGDĐT ngày 25/04/2024 về việc giao nhiệm vụ tổ chức Hội thảo trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo cho Hội cựu giáo chức cơ quan Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2024. Ngày 29/10/2024, tại Trung tâm hội nghị giáo dục, số 23 Lê Thánh Tông, Hội cựu giáo chức cơ quan Bộ giáo dục và Đào tạo phối hợp với Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, các cơ quan chức năng thuộc Bộ giáo dục và đào tạo, tổ chức hội thảo: “Đóng góp ý kiến về quyền và nghĩa vụ của nhà giáo, những việc nhà giáo không được làm, phục vụ xây dựng Luật nhà giáo”.
Thực tiễn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng minh rằng, nhân tố chính trị tinh thần là cội nguồn sức mạnh của quân đội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân tố chính trị tinh thần đã được chuyển hóa thành sức mạnh vật chất giúp cho Quân đội ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, quyết chiến và quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Khẳng định và phát huy vai trò nhân tố chính trị tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, trong đó có đội ngũ sĩ quan trẻ, là yêu cầu cấp thiết trong xây dựng Quân đội hiện nay.
Sáng ngày 23/10/2024, tại thành phố Hà Nội, đã diễn ra trang trọng Lễ công bố Quyết định thành lập Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng quản lý bất động sản trực thuộc Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục. Đến dự buổi Lễ công bố Quyết định thành lập Trung tâm, về phía Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục gồm: PGS.TS Tô Bá Trượng, Viện trưởng; PGS.TS Nguyễn Gia Cầu, Phó Viện trưởng - Bí thư chi bộ, Tổng biên tập Tạp chí Giáo chức Việt Nam; PGS.TS Trần Đình Tuấn, Phó Viện trưởng - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện; cùng một số chuyên gia giáo dục, cán bộ, nhân viên của Viện.
TCGCVN - Sáng ngày 25/10, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật (KH&KT) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông - Thực trạng và giải pháp".
TCGCVN - Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận”, theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã quyết định lấy ngày 15/10/1930 là Ngày Truyền thống công tác Dân vận của Đảng và ngày 15/10 hằng năm là Ngày Dân vận của cả nước để cùng nhau học tập và thực hiện những lời Bác Hồ dạy về công tác dân vận. Năm 2024, Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2024) và 25 năm Ngày Dân vận của cả nước (15/10/1999 - 15/10/2024). Nhân dịp này, Tạp chí điện tử Giáo chức Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tá, TS Phùng Thị Phú, Phó Cục trưởng Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
TCGCVN - Những năm qua, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc; đồng thời quan tâm thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Nhờ đó chất lượng dịch vụ y tế của Trung tâm ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn.
TCGCVN - Xã hội Nho giáo Việt Nam thời phong kiến mang định kiến nặng nề với phụ nữ, không cho họ quyền tham gia học hành, thi cử. Tuy nhiên, trong hơn 800 năm lịch sử khoa bảng của Việt Nam, vẫn có một nữ tiến sĩ xuất hiện. Theo Đại Nam dư địa chí ước biên: "Am Đàm Hoa, Tiến sĩ gái" (ở am Đàm Hoa có một nữ tiến sĩ). Đại Nam nhất thống chí ghi rõ tên bà là Nguyễn Thị Duệ, một số tài liệu khác lại gọi là Nguyễn Thị Du hoặc Nguyễn Ngọc Toàn. Nguyễn Thị Duệ là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đỗ tiến sĩ trong thời đại phong kiến Việt Nam, được người dân ca tụng là “Bà Chúa Sao Sa”. Bà có nhiều đóng góp cho nền giáo dục đương thời. Bà rất quan tâm đến việc thi cử, bồi dưỡng nhân tài cho quốc gia.
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình GDPT 2018 và cũng là năm đầu tiên các trường đại học tuyển sinh khóa học sinh đầu tiên tốt nghiệp Chương trình GDPT 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy định số 4068/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 về việc phê duyệt “Phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025”, Quyết định số 764/QĐ-BGDĐT ngày 8/3/2024 “Quy định về cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025”, công bố Dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ 2025.
TCGCVN – Hội thảo khoa học với chủ đề “Minh triết giáo dục Hồ Chí Minh và đổi mới giáo dục THPT Việt Nam – Góc nhìn từ cơ sở” được tổ chức vào buổi sáng ngày 05 tháng 10 năm 2014, tại Trường THPT Đông Đô, quận Tây Hồ, Hà Nội. Đồng chủ trì hội thảo gồm có Hội Cựu giáo chức Việt Nam; Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam; Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục; Viện Trí Việt; Trường THPT Đông Đô; Trung tâm sáng tạo Việt.
Trong nền kinh tế tri thức và bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học tập suốt đời càng trở nên quan trọng. Đã đến lúc xây dựng luật về học tập suốt đời, song các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý… cho rằng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn… để đưa ra các chính sách phù hợp, khả thi.
Hà Nội, vùng đất địa linh nhân kiệt, hơn một nghìn năm trước đã được ông cha ta chọn là nơi định đô để tính kế lâu dài, mưu toan nghiệp lớn và ngày nay là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Hà Nội đã thành nơi lắng hồn núi sông ngàn năm với những khúc khải hoàn, trong đó, ngày giải phóng Thủ đô 10/10/1954 là một trong những mốc son chói sáng, tiếp tục kết nối những mạch nguồn lịch sử và tinh hoa của dân tộc, ngày càng tỏa sáng tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, ý chí xưng nền văn hiến, xây nền độc lập, tình đoàn kết và khát vọng vươn lên để đã, đang và sẽ vẫn mãi là niềm tin yêu, hy vọng của cả nước.
TCGCVN - Ngày 10/10/1954, các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội từ năm cửa ô. Sự kiện lịch sử đó mở ra một thời kỳ mới vẻ vang trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long-Đông Đô-Hà Nội.
Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho các em. Cụ thể: Giáo dục đạo đức giúp học sinh hiểu và thấm nhuần các giá trị đạo đức, từ đó xây dựng nhân cách và lối sống lành mạnh. Những giá trị như trung thực, trách nhiệm, tôn trọng, và lòng nhân ái là nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp và hòa bình; Học sinh được giáo dục đạo đức sẽ biết cách ứng xử đúng mực trong các tình huống khác nhau, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội và làm việc hiệu quả trong cộng đồng; Việc giáo dục đạo đức giúp ngăn chặn các hành vi tiêu cực như bạo lực học đường, gian lận, và thiếu tôn trọng người khác. Học sinh có đạo đức sẽ biết phân biệt đúng sai và tránh xa các hành vi tiêu cực; Học sinh là thế hệ tương lai của đất nước. Việc giáo dục đạo đức từ sớm sẽ giúp các em trở thành những công dân tốt, có ý thức trách nhiệm với xã hội và đất nước.