TCGCVN - “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường" Trích trong bài: Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh. Những câu văn này không biết từ lúc nào đã tự nhiên đi vào tâm thức của hầu hết các thế hệ học sinh. Bởi lẽ, trong kí ức của nhiều người, ngày khai giảng bao giờ cũng hiện lên cùng những kỉ niệm đẹp đẽ.
Học viện Chính trị là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quân sự hàng đầu của quân đội. Trong xu thế chuyển đổi số hiện nay, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của Học viện đang có sự thay đổi mạnh mẽ phương thức quản lý từ cách thức truyền thống sang môi trường số. Chính vì vậy, yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đặt ra ngày càng cấp thiết.
“Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tác phẩm có ý nghĩa to lớn đối với việc rèn luyện tư cách, đạo đức, phương pháp, tác phong công tác của người cán bộ cách mạng. Nội dung tác phẩm đề cập đến nhiều vấn đề có tính nguyên tắc, là kim chỉ nam cho công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng ta. Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào quá trình giáo dục, hoàn thiện chuẩn mực đạo đức cho đội ngũ cán bộ trợ lý ở Học viện Chính trị cần phải xây dựng được các giải pháp phù hợp với bối cảnh thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam hiện nay.
TCGCVN - Ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục cùng với Hội Cựu giáo chức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “ Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự nghiệp phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”. Trong Hội thảo này, tác giả Tô Bá Trượng đã có bài viết về “Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc (Độc giả có thể tìm đọc trong tác phẩm “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam-Nhà xuất bản Dân trí, 2024). Ở đây tác giả xin giới thiệu với bạn đọc những nét chủ yếu về Cuộc đời và Sự nghiệp của Giáo sư.TSGCVN - Ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục cùng với Hội Cựu giáo chức Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “ Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự nghiệp phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”. Trong Hội thảo này, tác giả Tô Bá Trượng đã có bài viết về “Cuộc đời và sự nghiệp của Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc (Độc giả có thể tìm đọc trong tác phẩm “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam-Nhà xuất bản Dân trí, 2024). Ở đây tác giả xin giới thiệu với bạn đọc những nét chủ yếu về Cuộc đời và Sự nghiệp của Giáo sư.
TCGCVN – Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta một văn kiện lịch sử đặc biệt, một bảo vật quốc gia, di sản vô cùng quý giá đó là Di chúc của Người. Dù Di chúc chỉ hơn 1.400 chữ, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành để nói về Đảng đầu tiên, trong đó Người nhấn mạnh một cách đặc biệt nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Di chúc của Người tiếp tục soi sáng việc nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện nay, hướng tới “Mổi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..., là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”[1. Tr.622]
Áp dụng công nghệ số vào giáo dục - đào tạo tại các cơ sở giáo dục nói chung, tại các nhà trường quân đội nói riêng đã từng bước được thực hiện, đem lại những tín hiệu khả quan, tích cực. Tuy nhiên, áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn viên thanh niên ở các nhà trường quân đội vẫn còn là một vấn đề lâu dài, đòi hỏi phải có những nghiên cứu chuyên sâu, có lộ trình, hoạch định cụ thể. Bài viết tập trung phân tích sự cần thiết và đề xuất một số giải pháp đổi mới giáo dục chính trị - tư tưởng cho đoàn viên thanh niên ở các nhà trường quân đội trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
TCGCVN - Ngày 2-9-1969, một trái tim lớn đã ngừng đập, nhưng chủ nghĩa nhân văn cao cả Hồ Chí Minh vẫn tỏa sáng từ đó đến nay và mãi mãi về sau. Để tưởng niệm lần thứ 55 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo chức Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của PGS.TS. NGƯT Trần Đình Tuấn với chủ đề “Chủ nghĩa nhân văn cách mạng – Một giá trị tư tưởng đạo đức xuyên suốt trong Di chúc Hồ Chí Minh".
TCGCVN – Lê Đỗ Quyên, 11 tuổi vừa xuất sắc giành Cúp vàng tại Liên hoan Âm nhạc quốc tế Hồng Kông (Trung Quốc) - Hong Kong International Music Festival (HKIMF, một trong những cuộc thi tài năng âm nhạc lớn nhất châu Á. Đây là một trong những giải thưởng tôn vinh tài năng âm nhạc lớn hàng đầu châu Á, thu hút gần 4.000 thí sinh khác của 150 quốc gia trên thế giới và khu vực.
TCGCVN – Ngày 23 tháng 8 năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Phổ biến tri thức mới, mô hình tiên tiến, kết quả nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non trong cơ sở giáo dục đại học”. Hội thảo được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Mục đích của Hội thảo nhằm phổ biến tri thức mới và các mô hình giáo dục tiên tiến, các kết quả nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục đại học.
TCGCVN - Liên quan đến vụ bất thường điểm số kỳ thi vào lớp 10 ở Thái Bình, ông Đặng Xuân Phong - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình nhận lỗi trước thí sinh, phụ huynh và Nhân dân toàn tỉnh đã khẳng định: đây là sai sót về mặt kỹ thuật, không có bất kỳ tiêu cực hay gian lận trong việc chấm thi.
Sau khi cách mạng Tháng Mười thành công, Lênin đã khởi xướng "Chính sách kinh tế mới" (NEP) thay thế "Chính sách Cộng sản thời chiến". Lênin đã nêu lên vị trí, vai trò của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong Chính sách kinh tế mới. Đó là: Chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là “phòng chờ”, “nấc thang” đi tới chủ nghĩa xã hội; là quá trình tập trung hoá và xã hội hoá lực lượng sản xuất một cách tất yếu, khách quan, gắn liền với các thành tựu khoa học, kỹ thuật hiện đại. Lênin chỉ ra rằng, các dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội mà không phải là nước tư bản phát triển cao thì phải thừa nhận nền kinh tế hàng hóa, thừa nhận quy luật giá trị, nhiều thành phần của nền kinh tế, áp dụng cơ chế hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Vì vậy, Lênin khẳng định, sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước là tất yếu, hợp quy luật, sinh ra từ chính nhu cầu nội tại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, là kết quả của các quan hệ thị trường, thiết lập liên minh kinh tế.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và phát huy nhân tố chính trị tinh thần của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng mà Người để lại cho Đảng và dân tộc ta; có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy nhân tố chính trị tinh thần trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
Trước tác động của thành tựu khoa học, công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đến nay, không gian mạng đã thay đổi sâu sắc, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống không gian phát triển đất nước. Cùng với những lợi ích to lớn, các đe dọa từ không gian mạng như thách thức về tình báo mạng, gián điệp mạng, khủng bố mạng, nguy cơ về chiến tranh mạng và hàng loạt nguy cơ khác ngày càng lớn, đe dọa lộ lọt bí mật nhà nước, bí mật quân sự, làm đình trệ và rối loạn các hệ thống quan trọng của quốc gia. Trong bối cảnh mới, bảo đảm an toàn thông tin, xây dựng, bảo vệ không gian mạng an toàn là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư với công nghệ thông tin là một trong những trụ cột chính, đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, gây tác động sâu sắc, toàn diện đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan. Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) được xác định là một trong 8 lĩnh vực hàng đầu được ưu tiên triển khai thực hiện chuyển đổi số trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Việt Nam là một quốc gia nằm ở ngã ba của các nền văn hóa, cùng với các làn sóng giao lưu từ các quốc gia khu vục Đông Nam Á từ nhiều thế kỷ, thì giao lưu văn hóa Đông Tây cũng đã được đánh dấu từ thời đại khai sáng của Thực dân Pháp. Đặc biệt trong thế kỷ XX, ảnh hưởng của luồng tư tưởng giải phóng dân tộc của cách mạng Tháng Mười Nga và kế đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, văn hóa Nga cũng đã đến Việt Nam. Trên 70 năm sát cánh cùng nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa, những chủ nhân của nền văn hóa Nga với tâm hồn cao thượng và tinh thần quốc tế vô sản trong sáng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp, sâu sắc trong tâm hồn người Việt Nam. Cho đến nay, nhiều nét tinh hoa, cốt cách của văn hóa Nga còn luôn sống động trong đời sống xã hội Việt Nam hiện đại.
TCGCVN - Xuất phát từ niềm đam mê trong lĩnh vực truyền thông báo chí, cùng tình đồng nghiệp thân thiết và là đối tác tin cậy trong ngành giáo dục nhiều năm qua, chiều ngày 25/07, TS. Cù Văn Trung - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Các Vấn đề Xã hội đã đến thăm và làm việc với Ban Truyền Thông – Tạp chí Điện tử Giáo chức.
TCGCVN: Nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của Giáo sư Phạm Minh Hạc, được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự đồng ý của gia đình, Hội Cựu Giáo chức Việt Nam và Viện Nghiên cứu hợp tác phát triển giáo dục Việt Nam đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo nhân dân Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam”.
LÝ LUẬN GẮN LIỀN VỚI THỰC TIỄN - BIỆN PHÁP QUAN TRỌNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY
TCGCVN - Phát triển khoa học lý luận chính trị cần xem xét giữa lý luận và thực tiễn để xây dựng nhận thức đúng đắn và niềm tin vững chắc vào lý tưởng cộng sản, vào con đường cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc vạch ra để kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Đề tài nghiên cứu khoa học là một vấn đề khoa học chưa được giải quyết cần phải được làm sáng tỏ để giải đáp những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn.
Vấn đề khoa học về bản chất là một sự kiện, hiện tượng mới phát hiện mà khoa học chưa biết. Đó có thể là sự thiếu hụt của lý thuyết, hay là sự mâu thuẫn của thực tiễn, mà bằng những kiến thức, kinh nghiệm cũ không giải đáp được, đòi hỏi các nhà khoa học phải nghiên cứu để làm sáng tỏ.
Đề tài nghiên cứu khoa học xuất hiện là do nhu cầu của thực tiễn cuộc sống hoặc nhu cầu của sự phát triển lý luận. Song không phải cứ có nhu cầu của lý luận hay thực tiễn là có thể xuất hiện đề tài. Mà nhu cầu đó phải mang tính cấp thiết, đang chứa đựng mâu thuẫn bức xúc. Đồng thời đã xuất hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn đó.
TCGCVN – Cách đây 70 năm, Hiệp định Giơ - ne - vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam đã được ký kết, mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: “Hội nghị Giơ - ne - vơ đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024), Tạp chí Giáo chức Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của Đại tá, PGS. TS. NGƯT Nguyễn Xuân Tú, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng.