TCGCVN - Ngày 5/4, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) tổ chức ngày hội trải nghiệm "Giáo dục kỹ năng công dân số" cho hơn 700 học sinh của trường. Việc trang bị cho học sinh các kỹ năng công dân số một cách an toàn đang là xu hướng, giúp các em tránh được các rủi ro trên môi trường trực tuyến.
Theo khía cạnh Tổ chức học, giáo dục ở cấp vĩ mô trong phạm vi cả nước gọi là hệ thống giáo dục quốc dân – hệ thống tổ chức vĩ mô; ở cấp độ vi mô trong phạm vi một trường (hoặc cơ sở giáo dục) cũng được coi là hệ thống tổ chức vi mô (Tổ chức giáo dục cấp vĩ mô và tổ chức giáo dục cấp vi mô sau đây gọi chung là tổ chức giáo dục).
Trong sự chuyển hoá quan niệm, tổ chức giáo dục được xem là tổ chức đa trí tuệ (theo quan điểm văn hoá- xã hội) [1]. Tổ chức đa trí tuệ được thể hiện trong mọi cấp độ giáo dục (từ vĩ mô: hệ thống giáo dục quốc dân đến cấp vi mô: nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác). Cho dù đối với bất kỳ cấp độ nào, các nguyên tắc hệ thống phải được đảm bảo khi vận hành tổ chức. Vậy những nguyên tắc đó là gì?
TCGCVN – Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) là cơ sở giáo dục thường xuyên có khả năng mở ra cơ hội cho mọi người dân ai cũng được học tập theo nhu cầu và điều kiện riêng của cá nhân. Mục tiêu hoạt động của các TTHTCĐ là nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ, tạo cơ hội cho sự phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong cộng đồng dân cư ở mọi vùng miền khác nhau. Để phát triển các TTHTCĐ đáp ứng yêu cầu mới của thực tiễn đòi hỏi phải đổi mới toàn diện cả về phương thức quản lý, về nội dung, chương trình và hình thức tổ chức học tập. Trong thực tiễn, TTHTCĐ đang trở thành một làn sóng phổ biến trong hệ thống giáo dục thường xuyên. Trước những yêu cầu phát triển của TTHTCĐ trong bối cảnh mới, Hội đồng Quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, Ủy ban về giáo dục và phát triển nhân lực đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng – Thực trạng và định hướng đổi mới”. Hội thảo được tổ chức ngày 15 tháng 12 năm 2023, tại Khách sạn Sông Lam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
(TCGCVN) – Hiện nay, tại nhiều trường tiểu học trên toàn quốc có tình trạng chèn một số tiết học liên kết vào giờ học chính khoá. Việc này khiến không ít phụ huynh bức xúc. Một phụ huynh có con đang học lớp 1 tại TPHCM nhẩm tính số tiền học phí mà nhà trường thu từ các môn liên kết có thể lên đến gần 2 tỷ đồng/ tháng.
TCGCVN - Theo khảo sát của 1 nhóm chuyên gia thông qua 172 Phiếu khảo sát trên địa bàn Hà Nội, được phổ biến qua 3 hình thức: gửi thư điện tử trực tiếp đến người được phỏng vấn 74 người, phỏng vấn trực tiếp 85 người và gọi điện thoại để phỏng vấn là 13 người; kết quả: “Trên 90% những người được khảo sát đã sử dụng máy đun nước nóng trong cuộc sống hàng ngày”. Tại Viện Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ hiện nay đang sản xuất ra các sản phẩm gia dụng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong đó có sản phẩm “máy đun nước nóng trực tiếp bằng công nghệ nén áp suất”, tuy nhiên Viện chưa xây dựng chiến lược Marketing để phát triển sản phẩm.
TCGCVN - Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang làm khuynh đảo mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội. Trong đó, giáo dục là lĩnh vực bị tác động mạnh mẽ nhất. Giáo dục đang ở đỉnh điểm của sự bùng nổ lớn về đổi mới trên phạm vi toàn thế giới. Những thành tựu về công nghệ số và trí tuệ nhân tạo AI, ChatGPT đang trở thành trung tâm của sự bùng nổ trong quá trình đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo.
(TG) - Xây dựng Đảng về đạo đức là một trong các mặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng Đảng mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu ra. Trong Quyết định số 88-QĐ/TW ngày 1/12/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII nêu rõ: “Ban Tuyên giáo Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức...”.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng cần có nhất lúc này là một Nghị quyết giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị và trình Chính phủ, trình Quốc hội các phương án tăng cường các điều kiện đảm bảo cho đổi mới giáo dục, đặc biệt làm sao thu nhập đủ để giáo viên thực sự sống bằng nghề...
Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước luôn đặt ra những yêu cầu khác nhau về cơ cấu lao động, ngành nghề, trình độ đào tạo. Để có được đội ngũ lao động kĩ thuật đồng bộ về cơ cấu ngành nghề, trình độ, việc phân luồng trong giáo dục đóng vai trò quan trọng. Chủ trương phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đã được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển giáo dục và các văn bản pháp quy khác của Chính phủ, thực tế đã cho thấy hiệu quả tốt. Trong những năm qua, cơ cấu trình độ và ngành nghề của nguồn nhân lực quốc gia bước đầu đã có sự phát triển cân đối, đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phân luồng học sinh sau THCS không làm triệt tiêu các cơ hội học lên của học sinh, mà còn đa dạng hoá phương thức học, luồng học, tạo điều kiện học tập suốt đời cho mọi người, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đóng vai trò quan trọng trong công tác đào tạo nhân lực trực tiếp phục vụ sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Trong những năm qua, công tác GDNN ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước chú ý, tạo điều kiện phát triển và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bên cạnh đó, vẫn còn có những điểm nghẽn cần được nhận thức và khắc phục.
Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm nâng cao dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phổ cập giáo dục. Năm 2010, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, cùng với nhiều yếu kém được chỉ ra, Bộ Chính trị khóa XI tiếp tục ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 05/12/2011 “về phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở”. Năm 2021, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị, một đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị đã được thực hiện. Bài viết này tổng quan lại các kết quả thực hiện phổ cập giáo dục theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW và đề xuất một số giải pháp tiếp theo cho thực hiện giáo dục bắt buộc với giáo dục tiểu học.
Anh hùng Dân tộc Việt /Nhà Văn hóa Nguyễn Trãi có lời thơ bất hủ:
“Nên thợ, nên thày vì có học
No ăn, no mặc bởi hay làm”
Học giả Hoàng Ngọc Hiến có nhận xét:
"Vẻn vẹn trong hai câu thơ đã đặt ra những vấn đề và những yêu cầu cơ bản nhất của cuộc sống làm người: “làm và học”, “no ăn no mặc”, “nên thợ nên thày” .
“No ăn no mặc” là điều kiện tối thiểu để phát triển,
Năm 2025 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ hoàn thành việc thực hiện chương trình cho cả 3 cấp học: Tiểu học, THCS, THPT. Vấn đề được các cơ sở giáo dục và xã hội quan tâm là kết thúc lớp 5, lớp 9, lớp 12 theo Chương trình GDPT 2018 học sinh sẽ thi hết cấp như thế nào? Bộ GDĐT đã công bố Dự thảo Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Để có sự chia sẻ từ các nhà trường về vấn đề này Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Trường THPT Đông Đô, Trung tâm Sáng tạo Việt phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “Thi tốt nghiệp theo Chương trình GDPT 2018 - Góc nhìn từ cơ sở”.