1. Giáo dục & Đào tạo
  2. >
  3. Giáo dục học

Từ những ngày dạy học thương khó... Nghĩ về vai trò của người Thầy

08:50 | 11/11/2022
0:00
/
aA

Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           

Những ngày tháng không thể nào quên được

Tôi nhận quyết định của Ty Giáo dục Hải Hưng về công tác tại trường cấp III Văn Lâm (nay là Trường THPT Văn Lâm) từ tháng 10 năm 1975. Tôi công tác tại Trường đến tháng 10 năm 1978 thì được chuyển về Hà Nội,  công tác tại một cơ quan của Bộ Giáo dục. Chỉ 3 niên học ở Trường, một khoảng thời gian không dài trong cuộc đời dạy học của tôi, nhưng lại là khoảng thời gian tôi nhớ mãi, không thể nào quên được  những ngày thương khó ở nơi đây.

 Nhớ mãi, vì đó là những năm tháng tôi mới bước vào nghề dạy học, thuộc cái thuở ban đầu ấy, nên kỉ niệm rất sâu đậm. Nhớ mãi, vì ngày ấy tôi cũng như nhiều bạn bè đồng nghiệp cùng trang lứa dạy học với tất cả tâm huyết của mình, nên có nhiều ấn tượng không thể phai nhạt, ghi xương, khắc cốt. Nhớ mãi, vì dạy học ngày ấy có nhiều điều khác lắm so với dạy học bây giờ. Nhớ mãi, vì những ngày đó vô cùng gian khó, thương nhớ trong sự nghiệp trồng người của chúng tôi.

Trường ở cạnh UBND huyện Văn Lâm, gần ga Lạc Đạo, thuộc xã Lạc Đạo, một vùng đất trung tâm của huyện, nhưng cũng có thể nói là vùng sâu xa của huyện. Cái tên của địa danh Lạc Đạo gợi lên trong chúng tôi âm hưởng không vui. Từ Như Quỳnh, đi vào Lạc Đạo, càng đi càng thấy buồn. Chiều chiều, khi HS đã về hết, khu tập thể GV cũng vắng vẻ (GV người địa phương về nhà), nghe tiếng còi tàu, nhìn ra cánh đồng mênh mông, những người GV trẻ chúng tôi, lòng buồn rười rượi. Trường chưa có ti vi, GV cũng ít người có ra đi ô, caset, về đêm khu trường chìm trong không gian u tịch. Những đêm mưa thì tiếng ếch nhái, chẫu chuộc, côn trùng  tấu lên những bản nhạc của đồng quê khiến cho chúng tôi càng thấy cô đơn.

Dãy nhà tập thể của GV chúng tôi nằm ở giữa cánh đồng, được làm bằng tranh tre, nứa lá, tường đất, nền đất. Xung quanh Trường trồng cây cúc tần, cây găng, cây chuối làm hàng rào. So với một số trường ở Hưng Yên mà tôi đã đến thời ấy như Trường cấp III Khoái Châu (ngôi trường Tôi dạy từ 1971 đến 1975), Trường cấp III Bần Yên Nhân, Trường cấp III Văn Giang thì Trường cấp III Văn Lâm khó khăn hơn nhiều về cơ sở vật chất. Tuy nhiên, Trường đã có điện lưới nên không khí trong Trường về ban đêm cũng đỡ cảnh lạnh lẽo, quạnh hiu. Sân trong khu tập thể của GV cũng là sân đất. Trời mưa thì đi lại từ nhà này sang nhà khác, hay đi lên lớp, đất cứ quánh lại, bết lại dưới đế giày, dép, gỡ ra rất khó, chúng tôi nói vui là đất này mến khách, giữ khách. Trời nắng thì bụi. Về  mùa rét, thì gió đông bắc thổi nghe rợn người. Tôi nhớ mãi cái giếng khơi của khu tập thể. Giếng to, sâu nhưng nước thì rất vàng. Chúng tôi múc nước về chứa trong xô, chậu và dùng phèn chua cho vào nước, khuấy tan, để nước lắng lại nước sẽ trong, lấy nước đó để dùng trong sinh hoạt. Cạnh nhà của tôi ở là một con mương nhỏ và kế tiếp là con đường từ chợ Đậu (thuộc xã Lạc Đạo)  đến chợ Hè (thuộc xã Chỉ Đạo). Thầy trò dạy học ở trên lớp nhưng vẫn có thể nghe rõ được các câu chuyện của người dân đi đường.  

Chúng tôi vẫn thường nói một cách văn hoa là trường mình đã được ngói hóa (các lớp học tường được xây gạch, mái lợp ngói, nền lát gạch, các cửa sổ, cửa ra vào khang trang). Trong nắng thu vàng óng của ngày Khai Trường (5/9), mái trường ngói đỏ tươi, tường vàng, các ô cửa màu xanh, trông ngôi trường rực rỡ, long lanh rất là quyến rũ.

Những ngày tháng dạy học thân thiện, tất cả vì HS thân yêu

Vào các năm học 1975 – 76, 1976 – 77, 1977 – 78, Trường chỉ có từ 12 đến 15 lớp (tôi không nhớ chính xác, mỗi khối lớp  8, 9 và 10, nay là lớp 10, 11 và 12  chỉ 4 hay 5 lớp).  Đội ngũ GV trong Trường cũng chỉ vài chục người. Có một số thầy cô là người địa phương, còn phần đông thầy cô ở ngoài tỉnh, có cả thầy cô ở khu Bốn (ở Thanh Hóa, ở Nghệ An) và ở miền Nam. Họp hội đồng GV rất vui và có chất lượng. Thầy Nguyễn Thành Xuẩn, Hiệu trưởng là người cẩn thận, chu đáo, rất nghiêm túc trong công việc nhưng cũng lại rất uyển chuyển, có tình, có lí khi xử lí công việc. Các buổi hợp hội đồng do thầy Xuân chủ trì bao giờ cũng đi vào bản chất của vấn đề, gọn mà hiệu quả.Vì Trường có nhiều “cây đa, cây đề” trong Làng Giáo của Hưng Yên, của Hải Hưng,  nên ngay từ những năm tháng cách nay hơn 50 năm, trong các cuộc họp của Hội đồng sư phạm nhà trường ý kiến phản biện của GV đã sôi nổi và đa dạng. Nhờ có các ý kiến phản biện mà không khí làm việc trong Hội đồng sư phạm của nhà trường  đã ngày càng dân chủ hơn.

Sự gắn kết giữa GV chủ nhiệm, GV bộ môn với HS là chặt chẽ theo hướng hiểu HS, chia sẻ với HS, giúp các em khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. Trong kế hoạch công tác của GV chủ nhiệm phải có kế hoạch đi thăm, tìm hiểu việc học tập ở nhà của HS. Có nhiều buổi chiều trong tuần, chúng tôi sau khi dạy xong tiết 1, tiết 2 lại “vi hành” bằng xe đạp đến mãi các xã ở khu vực ga Khuyến Lương, ở Tân Hưng, Việt Hưng để tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh khó khăn trong học tập của HS.

Hàng năm. cứ vào dịp cuối năm học, khoảng tháng 4, tháng 5, một số môn học, trong đó có Văn, Toán, HS lớp cuối cấp lại được thầy, cô dạy thêm  (cả phụ đạo, cả bồi dưỡng) và HS học thêm. Thầy dạy thêm một cách tự giác, tâm huyết, vì HS; HS học thêm một cách tự nguyện, học để nắm vững kiến thức. Nội dung dạy học thêm cũng không ngoài việc củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức đã học và rèn luyện một số kĩ năng làm bài cho HS. Dạy thêm và học thêm thời ấy rất vô tư, hồn nhiên vì không vướng bận vào câu chuyện của việc thu tiền. Khái niệm “mua bằng, bán điểm” hầu như không có trong cuộc sống học đường, yếu tố thị trường cũng chưa tác oai, tác quái trong quá trình dạy học của GV và HS.  Một số thầy cô trong trường có đi dạy thêm (dạy ở trường bổ túc thôn Ngô Xuyên, xã Như Quỳnh, dạy ở trường bổ túc đặt tại Chùa Ông, xã Tân Quang) thì mới có thù lao chút đỉnh.

Những giờ dạy học  có tính sáng tạo

Là GV dạy Văn, dạy một môn học có rất nhiều lợi thế, nếu không muốn nói là có lợi thế nhất trong việc giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cẩm, đạo đức, tâm hồn cao đẹp cho HS, nhưng trong thực tiễn dạy học chúng tôi lại nhận ra một thực trạng là có rất nhiều HS không thích học môn Văn, giờ Văn. Trao đổi với các em, các em cho biết, rất thích Văn, yêu Văn nhưng với một số giờ dạy học cụ thể, với các bài cụ thể thì các em chán học. Hiện tượng trong giờ Văn nhưng HS không chú ý nghe giảng, lại đọc tiểu thuyết, đọc sách báo, không phải là điều hiếm gặp trong dạy học. Vào thập niên 70 – 80 của thế kỉ trước, trên văn đàn  của Việt Nam, cuốn tiểu thuyết “X 30 phá lưới” của  Đặng Thanh, nói về nhà tình báo Phan Thúc Định rất cuốn hút bạn đọc.  HS truyền tay nhau đọc “X 30 Phá lưới”. Cứ có sách là các em đọc, đọc ngấu nghiến. Rõ rằng là, HS vẫn yêu Văn, các em chỉ không yêu một số giờ Văn, bài Văn cụ thể nào đó thôi.

Từ thực tế đó, chúng tôi suy nghĩ phải thay đổi cách dạy học, giúp HS có cách tiếp cận khác đối với tác phẩm Văn được dạy trong nhà trường. Chúng tôi làm công việc này một cách lặng lẽ, tế nhị. Bởi vì, đây là vấn đề có tính chất nhạy cảm. Vào thời điểm của những năm trước đổi mới (1986), trong giáo dục, trong dạy học sự chi phối của tư duy một chiều, áp đặt, tư duy hành chính, bao cấp  đối với GV đã diễn ra một cách rất nặng nề, khó cưỡng lại được. Sách giáo khoa là tối thượng, là đúng 100%. Dạy học không thể khác SGK.  Kiểu dạy học phổ biến, chủ yếu nhất của thời kì này là dạy học giáo điều, thầy nói, trò nghe, ghi chép và khi làm bài thì nói lại những điều đã có ở trong SGK, nhắc lại những điều thầy đã giảng ở trên lớp. Tính tích cực nhận thức của HS bị hạn chế. Nhận ra điều này, trong giờ dạy của mình, chúng tôi đã cố gắng dạy học theo hướng phát động, khơi gợi sự suy nghĩ của HS. Chúng tôi cố gắng chọn một số bài thơ, tác phẩm Văn có chất Văn, giàu chất Văn cho HS tham khảo. Trong dạy học, chúng tôi không tạo áp lực cho HS. Và, việc làm này giúp HS yêu Văn hơn, yêu giờ dạy học Văn ở trên lớp hơn. Cũng có một số thầy cố trong tổ Văn, thầy cố ở trong Trường ủng hộ, khuyến khích cách dạy học của chúng tôi.  Rồi, những buổi họp Tổ chuyên môn (Tổ Văn), những buổi dự giờ luôn luôn là những buổi sinh hoạt có tính chuyên môn sâu sắc, mà sau này bằng lí luận khoa học giáo dục, bằng cách nhìn của lí luận dạy học hiện đại chúng tôi mới nhận thức được một cách sâu sắc cách dạy học của chúng tôi ngày ấy theo định hướng của dạy học nêu vấn đề, sử dụng nghiên cứu trường hợp, sử dụng thảo luận nhóm. Bài nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện” (Nghiên cứu Giáo dục, số 28, tháng 11/1973) là tài liệu gối đầu giường đối với GV dạy Văn chúng tôi.

Nhắc lại đôi điều như nêu trên là một cách để chúng tôi tri ân Ngôi Trường thân yêu, Trường THPT Văn Lâm mà chúng tôi đã có thời gian được gắn bó sâu sắc, được chia sẻ buồn vui cùng đồng nghiệp, được dạy học với tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu!

Đôi điều suy ngẫm về vai trò của người Thầy

Vai trò của người Thầy luôn được đề cao và coi trọng, hình ảnh người Thầy giáo luôn tiêu biểu trong mọi tầng lớp của xã hội, và nghề dạy học được thừa nhận là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Đã có rất nhiều bản nhạc, bài thơ, trang văn ca ngợi nghề dạy học, ca ngợi người Thầy.

Nhìn vào lịch sử của dân tộc, trong ba vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội Việt xưa “Quân (Vua) - Sư (Thầy) - Phụ (Cha)”, thì "Thầy" xếp sau "Vua" và trên cả "Cha mẹ". Trong văn học dân gian nói chung và ca dao tục ngữ nói riêng, vai trò của người thầy được khẳng định: "Không Thầy đố mày làm nên", "Công cha, nghĩa mẹ, ơn Thầy", “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”... Thầy là người được xã hội ở thời nào cũng vậy đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người mà nhân dân gửi gắm niềm tin, đào tạo, dạy dỗ, giáo dục con em họ học hành mà thành tài. Thầy giáo là biểu tượng thiêng liêng, cao quý cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò noi theo (Thầy nào trò ấy), để trở thành người có đức, có nhân, có tài đứng ra xây đời, giúp nước.

Đạo lý thầy-trò là một trong những đạo lý thiêng liêng nhất của con người. Cũng như đạo trung của dân với nước và đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, đạo lý thầy-trò góp phần tạo nên truyền thống cao đẹp, bản sắc văn hóa của dân tộc và cốt cách con người Việt Nam.

Trong truyền thống Việt Nam, Thầy giáo luôn hết mình dạy dỗ, không chỉ truyền tải kiến thức cho học trò, dạy học trò nên người, thành người, mà Thầy giáo  còn luôn giữ phẩm giá thanh cao để làm gương cho học trò noi theo. Còn học trò cũng phải giữ đúng “đạo học trò”, nhất mực coi trọng những lời dạy bảo của thầy, chăm chỉ học tập và ứng xử cho phải đạo. Nếu phạm lỗi phải biết kính cẩn xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Vì vậy, nước ta mới có nhiều thầy giỏi, trò tài, tạo nên lịch sử vẻ vang hàng nghìn năm văn hiến. Tuy nhiên, người Thầy giáo chân chính cũng luôn mong muốn dạy một thì học trò biết mười và “hậu sinh khả úy”, “con hơn cha là nhà có phúc”,…

Người Thầy được xã hội tôn vinh nhưng trọng trách mà xã hội đặt ra cho người thầy cũng hết sức nặng nề. Trò không ngừng học, người thầy cũng phải không ngừng tự học, học nữa, học mãi, tự làm mới mình để đủ sức khai sáng, khơi nguồn sáng tạo cho thế hệ trẻ theo đà tiến bộ của văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật hiện đại trong thời đại 4.0.

Ngày nay, mặc dù xã hội có nhiều đổi mới, nhiều giá trị có sự biến đổi, nhưng đạo Thầy-Trò truyền thống vẫn được giữ gìn và phát huy.

Cách mạng Tháng 8 thành công, đất nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn, giặc đói giặc rốt, giặc ngoại xâm hoành hành. Mặc dù bận trăm công, ngàn việc bộn bề, song Bác Hồ luôn đề cao và quan tâm đến công tác giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho toàn dân. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam mới, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”. Ngoài quan tâm đến việc học tập của các cháu, sinh thời Người luôn đề cao sứ mệnh của người Thầy giáo, coi trọng việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Người khẳng định: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?. Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề Thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục đào tạo chính là đội ngũ những người Thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Lời căn dặn này của Người đến ngày nay, trong công cuộc đổi mới giáo dục vẫn còn nguyên giá trị.

Trong xã hội ngày nay, mặc dù khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều yếu tố hiện đại, tiện ích có thể tham gia vào quá trình giáo dục con người, nhưng vẫn không gì có thể thay thế được vị trí đặc biệt quan trọng của Thầy-Cô giáo. Bởi lẽ, dù xã hội có phát triển như thế nào đi nữa, ngườiThầy vẫn luôn là biểu tượng cho nhân cách, chuẩn mực đạo đức và là người truyền vào tâm hồn học trò những điều tốt đẹp, thắp sáng niềm tin trong tâm hồn học trò, gieo mầm thiện để nhân lên những điều thiện trong tâm căn mỗi học trò. Học trò là trung tâm của một giờ dạy, của quá trình dạy học, giáo dục, nhưng Thầy giáo vẫn không thể là cái bóng mờ, vẫn luôn luôn giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi, thắp sáng,.. trong tâm hồn cao đẹp của học trò những giá trị cao đẹp./.

PGS. TS Nguyễn Gia Cầu - Tổng biên tập Tạp chí Giáo chức Việt Nam

Ý kiến bạn đọc
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.