TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN GIÁO VIÊN MẦM NON TRONG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY
1. Đặt vấn đề
Trong thời đại phát triển nền kinh tế tri thức với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0, những phương tiện truyền thông phát triển “chóng mặt”. Mạng xã hội đã trở thành một giao diện phổ biến với nhiều tính năng đa dạng, cho phép người dùng kết nối, chia sẻ. Theo Thomas Loren Friedman, nhà báo, nhà bình luận người Mỹ tác giả của quyển sách World is flat (Thế giới phẳng) khẳng định rằng “không ai có thể phủ nhận lợi ích từ mạng xã hội”. Tuy nhiên, việc thụ hưởng đa phương diện từ mạng xã hội đến với mọi người vẫn còn nan giải về tính hai mặt “ưu việt và bất cập” cho từng đối tượng. Bài viết này sẽ giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non có những nhận diện, định hướng đúng hơn về mạng xã hội trong môi trường giáo dục trẻ trước xu thế hội nhập và phát triển.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Những vấn đề mạng xã hội và vai trò của nó
Trong thời đại công nghệ số, mạng xã hội chính là một hình thức làm Marketing truyền miệng trên môi trường internet với khả năng lan truyền thông tin nhanh như tốc độ ánh sáng, đồng thời là một cộng đồng trực tuyến để mọi người có thể tương tác với nhau. Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu. (Nguồn BTV đài phát thanh và truyền hình Bắc Ninh, Ngày 27 tháng 2 năm 2018). Một nhà nghiên cứu người Mỹ John Seely Brown đưa ra một ý niệm: “internet thúc đẩy những nỗ lực nhỏ bé của nhiều người bằng những nỗ lực lớn lao của một số ít người”. Trung tâm Nghiên cứu Fred Hutchinson Karen Peterson, khẳng định: “Đơn giản là bạn không thể không hiện hữu trên mạng được” hay Paul Groth, giáo sư Khoa Khoa học Máy tính, Trường Đại học VU Amsterdam, cho rằng: “Hoạt động trao đổi khoa học đang dịch chuyển dần lên không gian mạng, và nó sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng đó”.
Hiện nay thế giới có và đang sử dụng hàng trăm mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Youtube, Twitter, MySpace… Mỗi mạng xã hội có một sự thành công nhất định dựa trên sự phù hợp với những yếu tố về địa lý, văn hóa. Theo thống kê được thực hiện bởi trang Web Statista với chủ đề Leading social media in Japan vào năm 2021; dựa vào tỷ lệ thâm nhập của các ứng dụng mạng xã hội; top 11 ứng dụng mạng xã hội phổ biến ở Nhật là: Line, YouTube, Twitter, Instagram, Facebook, TikTok, Nico Nico Douga, Mobage, Mixi, Snapchat, và GREE. Ở Trung Quốc năm 2021; top 10 mạng xã hội phổ biến là: WeChat, Douyin, QQ, Baidu Tieba, Sina Weibo, Xiaohongshu, Kuaishou, QZone, Meipai, và Douyin Houshan.Việt Nam năm 2021; top 7 mạng xã hội đang phổ biến nhất là: Facebook, Zalo, YouTube, Tiktok, Instagram, Twitter, và Pinterest (thống kê các mạng xã hội phổ biến ở Việt Nam Số liệu tham khảo từ Statista.com).Việt Nam xếp trong top 10 thị trường có tốc độ phát triển học trực tuyến nhanh nhất thế giới với tỷ lệ tăng trưởng 44,3% (thống kê năm 2018). Bên cạnh đó, hơn 90% (của 24 triệu) học sinh, sinh viên nước ta sử dụng điện thoại di động, máy tính hoặc laptop để phục vụ học tập như nhận định của Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch hiệp hội Internet Việt Nam: “Có thể xem là cơ hội đã đến. Là thời gian chuẩn bị trước khi mọi thứ chuyển động một cách chóng mặt” và dự báo trong vòng 10 năm tới, 50% sinh viên sẽ tham gia học trực tuyến, riêng Tô Hồng Nam, Phó cục trưởng cục CNTT (Bộ GD&ĐT) cho rằng: “Hầu hết các kiến thức đều có trên Internet. Vấn đề của người thầy bây giờ phải là truyền cảm hứng cho học sinh, hướng dẫn học sinh, phát huy khả năng tự học của học sinh… Từ đó hình thành xã hội học tập. Đây sẽ là bước phát triển lớn của giáo dục và giải phóng cho người thầy” (phát biểu tại Diễn đàn Giáo dục và triển lãm học đường 4.0 chương trình VOV lúc 09:51, 26/11/2020).
Đặc tính |
Trước-1980 |
1980s Giáo dục 2.0 |
1990s Giáo dục 3.0 |
2000s Giáo dục 4.0 |
Trọng tâm |
Giáo dục |
Có việc làm |
Tạo ra kiến thức |
Sáng tạo và Kiến tạo giá trị |
Chương trình đào tạo |
Đơn ngành |
Liên Ngành |
Đa ngành |
“Biến ngành” |
Công nghệ |
Giấy & viết |
Máy tính & máy tính xách tay |
Internet & Điện thoại |
Internet of Things |
Mức độ hiểu biết về Kỹ thuật số |
« Người tị nạn» |
«Người nhập cư» |
«Người bản xứ» |
«Công dân KTS» |
Giảng dạy |
Một chiều |
Hai chiều |
Đa chiều |
Không giới hạn |
Trường học |
Lớp học trực tiếp |
Lớp học trực tiếp & trực tuyến |
Mạng lưới |
Hệ sinh thái |
Sản phẩm |
Người lao động có kỹ năng |
Người lao động có kiến thức |
Người tạo ra kiến thức |
Nhà sáng tạo và Người khởi nghiệp |
Trong năm 2022 tỷ lệ người dùng internet trên thế giới là 62,5% trong khi đó ở Việt Nam là 73,2% triệu người dùng internet. Số người dùng internet truy cập bằng điện thoại thông minh là 95,8%. Thời gian sử dụng internet hằng ngày trung bình là 6 giờ 38 phút, trong đó sử dụng mạng xã hội hơn 2 giờ. Theo khảo sát của Cục trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam trong quý 3 năm 2022 có 89% trẻ em sử dụng internet, trong đó 87% sử dụng hàng ngày, thời gian 5 đến 7 tiếng/ngày. Tuy nhiên chỉ có 36% trẻ em được giáo dục về an toàn mạng. (Nguồn từ giáo dục Pháp Luật ngày 14/2/2023)
Mạng xã hội là trung tâm gắn kết trong cộng đồng để sẻ chia đa lĩnh vực trong đó có giáo dục. Theo thống kê từ (nguồn trích dẫn: Johnson O. C. – NUS) giáo dục thông minh qua các thời kỳ phát triểnMạng xã hội đã góp phần thành công trên lĩnh vực giáo dục trong đó có giáo dục mầm non về việc chuyển giao công nghệ trong “vạn vật kết nối”, mang lại nhiều hiệu quả trong dạy và học, đào tạo, họp hội triển khai các chương trình thông qua trực tuyến từ những thiết bị thông minh nhưng vẫn giữa được nguyên bản của chất lượng đào tạo cả kết thúc chương trình lượng thời gian trong khung vàng đảm bảo.
2.2. Thực trạng mạng xã hội tác động đến giáo viên mầm non ở tỉnh Đồng Tháp.
2.2.1. Những kết quả của mạng xã hội đến giáo dục và giáo viên mầm non tỉnh Đồng Tháp.
Những tiện ích của kỷ nguyên Internet mang lại cơ hội cho đa lĩnh vực nói chung trong đó có giáo dục mầm non nói riêng, với sự tiếp cận đa chiều nguồn thông tin trong truy cập tìm kiếm, chia sẻ, nhằm phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục không mất nhiều thời gian.Với giáo dục mầm non tỉnh Đồng Tháp đã tận hưởng và cải tiến chất lượng từ trang thông tin mạng mang lại như: Việc tham gia học tập nâng cao chuyên môn thông qua đào tạo trực tuyến nhằm đạt mục tiêu chương trình “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” theo Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt. Toàn tỉnh Đồng Tháp trong năm học 2022: 2023 hiện có 184 trường mầm non, trong đó có: 174 trường công lập (tỷ lệ 94,57%) 10 trường ngoài công lập (tỷ lệ 5,43%). Số trường được đánh giá ngoài 140/174 trường đạt tỉ lệ 80,46% trong đó, trường đạt cấp độ 1 là 81 đạt tỷ lệ 46,55%; cấp độ 2: 23 đạt tỉ lệ 13,21%; cấp độ 3: 36 đạt tỉ lệ 20,70%. Trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên là 110/174 (63,22%). Trường đạt chuẩn mức độ 2 là 55/174 (31,61%).
Đội ngũ CBGVMN năm học: 2021-2022.Tổng số CBQLGV 4.319 Trong đó trình độ Đại học trở lên: 3177. Cao đẳng 435. Trung cấp:162 (Nguồn thống kê số liệu GDMN tỉnh Đồng năm 2022). Hiện nay trong lĩnh vực giáo dục tỉnh Đồng Tháp có khoảng 97% (19.925/20.617) cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn ứng dụng CNTT cơ bản trở lên, khoảng 87% (14.946/17.188) nhằm thay đổi cách dạy truyền thống số lượng giáo viên sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT trong dạy học có 68% trường mầm non, mẫu giáo có máy tính thực hành giúp trẻ vừa học, vừa chơi và làm quen với máy tính; giáo viên mầm non xây dựng và chia sẻ được 2.484 video hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ tại nhà thông qua website, kênh youtube, để phụ huynh có thể học cùng con thông qua hệ thống Intrernet, nghe, nhìn hay quản lý một ngày đến trường của con từ cemara, hay những thông tin chia sẻ giữa nhà trường- gia đình và xã hội đã chuyển sang sổ liên lạc điện tử. Thụ hưởng thời đại công nghệ, tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện số hóa, gắn mã định danh hầu hết các đối tượng cần quản lý của ngành với 608 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, DTX. Quản lý trường học trực tuyến (Vnedu), quản lý tài sản, kế toán (Misa), phần mềm tính khẩu phần ăn dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Tỉ lệ trường học có website: 65% trường mầm non, 70% trường Tiểu học, 90% trường THCS, 100% trường THPT.Chuyển đổi số trong tập huấn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bằng hình thức trực tuyến cho hơn 14.000 giáo viên và cán bộ quản lý, hầu hết các cơ sở giáo dục đều có kênh tương tác, thông tin liên lạc qua các nền tảng mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Viber… (nguồn từ Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 25/2/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Khoá XI về chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp),…
2.2.2 Những tác động tiêu cực mạng xã hội đến giáo viên mầm non ở tỉnh Đồng Tháp.
Những thành công trong giáo dục có sự tác động từ mạng xã hội qua trang kênh, tìm kiếm, khai thác để sử dụng đúng mục đích. Song vẫn không tránh khỏi những mặt trái lạm dụng, lệ thuộc vào thế giới ảo, ỷ lại công cụ tìm kiếm, lười suy nghĩ, dần “ngủ quên” thói quen đào sâu suy nghĩ để thấu hiểu các vấn đề, chây lười tư duy “lỳ”suy nghĩ đột phá, mang quan điểm cá nhân ra đồng tình ủng hộ “like” cho những trang tin chưa được kiểm duyệt, nghèo văn hoá, giàu bạo lực mang về làm kho tư liệu trợ giảng, đôi khi biến mình thành “nô lệ" của mạng như: lúc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, thỉnh thoảng lại mở điện thoại ra xem làm ngắt quãng thời gian trong giờ dạy làm trẻ phân tâm trong hoạt động lắng nghe, quan sát có thể dẫn đến những rủi ro khó lường bởi sự chìm đắm trong thụ hưởng không định hướng mất kiểm soát toạt điểm dừng, biến mình thành “con dao hai lưỡi” sống chệch hướng, phát tin sai sự thật, nghe mị, đạo mạo trong chứng chỉ, văn bằng, không chính chủ qua kỹ huật cắt ghép để hợp thức hoá khi rỗng toét kiến thức, cố tình đi ngược lại tính pháp lý, hư danh nhận các giá trị lao động qua kênh, Zalo… coppy “mượn dùng” bài giảng của đồng ghiệp giữ “nguyên tên” tác giả mang lên lớp giảng dạy, hay lạm dụng cơ sở vật chất của đơn vị như: máy tính của lớp để xem các trang kênh không nằm trong chương trình của bộ ban hành cho trẻ mầm non và biến trẻ thành “ anh hùng bàn phím” lờ đi cho ngày qua. Những quan điểm lối mòn “cho có, đối phó” vẫn len lõi ngầm chảy trong tư duy “chờ lượt” ngại tham gia học nâng cao, nghĩ an phận, đỗ lỗi cho áp lực qua việc quản lý quá chặt chẽ từ “thủ công sang công nghệ” giáo viên chịu sự quan sát, theo dõi của BGH từ hệ thống cemara trong đó có cả phụ huynh luôn theo dõi các hoạt động mà giáo viên thực hiện khi chăm sóc giáo dục trẻ bên cạnh còn sự nhiêu khuê trì truệ trong chính sách đãi ngộ không đi cùng thành quả lao động cũng phần nào tạo nên tâm trạng dần dần nản nghề dẫn đến một trong những thực trạng góp phần thiếu 35 cán bộ quản lý, 358 giáo viên và 32 nhân viên (thời điểm tháng 02 năm 2023 tại tỉnh Đống Tháp).
2.3. Một số giải pháp trong sử dụng mạng xã hội với giáo viên mầm non hiện nay ở tỉnh Đồng Tháp.
Một, nâng cao tầm nhìn và tính thích ứng mạng xã hội trong giáo dục mầm non
Mạng xã hội giống như một trang web mở với nhiều ứng dụng lan rộng trong cộng đồng để chia sẻ, tương tác với nhiều thành viên trong đó có đội ngũ giáo viên mầm non cộng tác tham để truy cập, tương tác trong tìm kiếm, chia sẻ để thích ứng. Khi sử dụng thông tin mạng phải nhận thức rõ tính hai mặt về sự tôn trọng pháp luật không đưa tin bịa đặt, xuyên tạc, ảnh hưởng đến trật tự xã hội hay sử dụng thông tin các nhân làm ảnh hưởng uy tín danh dự của người khác và thụ hưởng trang tin luôn có tính chọn lọc không lạc mất tính đồ ngu muội trong thích ứng và có trách nhiệm tuyên truyền đến ý thức mọi người xung quanh khi sử dụng trang mạng.
Hai, xây dựng kế hoạch giáo dục trong sử dụng mạng xã hội
Mạng xã hội là một nguồn thông tin lan, nên khi đội ngũ giáo viên mầm non sử dụng cần có một kế hoạch trong định hướng phân loại trước khi khai thác sử dụng cần đặt ra nhiều rào cản trong khuôn pháp lý cá nhân điều khiển mạng xã hội chứ không để mạng xã hội điều khiển ngược lại. Không sử dụng, tham gia văn hoá theo trào lưu mang cách ứng xử trên mạng xã hội ra đời thực áp dụng cho việc chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo viên mầm non cần thanh liêm, minh triết trong kế hoạch chăm sóc trẻ về thời gian trong lịch sinh hoạt phải nhất quán tuân theo chương trình khung của Bộ giáo dục. Đặt vị trí trang mạng trong kế hoạch chăm sóc giáo dục mần non là một hoạt động giáo dục khoa học hiện đại trong khung thời gian sử dụng hợp lý.
Ba, chia sẻ thông tin tốt, giá trị, giữa giáo viên mần non
Trang tin mạng là người của cộng đồng chứa đa thông tin phục vụ vì mục đích cho người sử dụng, để phát huy vai trò của giá trị mạng trong chăm sóc giáo trẻ, đội ngũ giáo viên mầm non cần có sự chuyển tải, sẻ chia, thích ứng, nhân rộng và lan toả sự trao đổi thông tin hai chiều cùng đồng nghiệp những nguồn tin xã hội, đời sống, văn hoá … mang tính khoa học, nhân văn, giáo dục như; về hình ảnh đẹp, bài giảng hay trong các hoạt động chăm sóc giáo dục phù hợp chương trình khung được bộ ban hành để cùng nhau sử dụng nhằm mục đích nâng tầm nhận thức giá trị, hiệu quả về tốc độ sẻ chia của mạng.
Bốn, quản lý thông tin mạng xã hội từ các cơ quan chức năng
Tăng cường công tác quản lý hệ thống Internet các trang thông tin mạng điều được kiểm chứng trước khi vào hệ thống công khai. Người khai thác, sử dụng trang tin mạng phải có ý thức trong sẻ chia, góp nhặt, tung tin phải đảm bảo nguyên tắc truyền thông mang tính khoa học giáo dục, không để mạng xã hội cầm chân, kết dính. Người vi phạm trong sử dụng trang tin mạng phải chịu sự chế tài của pháp luật
3. Kết luận
“Chúng ta đang tiến tới một mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống bất kỳ điều gì mà con người từng trãi qua” đây là một nhận định của một kỹ sư và nhà kinh tế người Đức Klaus Schwab. Mạng xã hội đem lại tính ưu việt, tiện ích đa thông tin, giàu nguồn tri thức có giá trị cho người nếu việc khai thác thụ hưởng luôn được bảo vệ trong rào cản của tính pháp lý “tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ và Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội tại Quyết định số: 874/QĐ-BTTTT Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2021 như lời phát biểu Ông Phạm Minh Toàn, TGĐ kiêm Đồng sáng lập Open Classroom Team,"Mối quan hệ giữa thầy và trò trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn phải là tôn sư trọng đạo theo truyền thống. Tuy nhiên, các nhà trường phải phát triển từ nhà trường kỹ thuật số đến nhà trường thông minh" ( Nguồn tại Diễn đàn Giáo dục và triển lãm học đường 4.0 chương trình VOV lúc 09:51, 26/11/2020).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1]. Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
2]. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Ngày ban hành, 15-07-2013.
3]. Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”.
4]. Công văn số 240/VPUBND-THVX ngày 10/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc tham mưu triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”.
5]. Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 25/2/2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQTU của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Khoá XI về chuyển đổi số tỉnh Đồng Tháp.
ThS. Nguyễn Thị Mỹ Ngân
Cao Lãnh- Đồng Tháp