1. Nghiên cứu & kinh nghiệm

PHƯƠNG CHÂM “THẦN TỐC, TÁO BẠO, BẤT NGỜ, CHẮC THẮNG” TRONG TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975

03:03 | 06/04/2025
aA

Tóm tắt: Sau gần hai tháng thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, quân và dân ta đã giành thắng lợi nhanh chóng và trọn vẹn, giải phóng hoàn miền Nam, hoàn thành mục tiêu đánh cho nguỵ nhào, thống nhất Tổ quốc. Để đạt được thắng lợi đó là nhờ Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương đã có những chủ trương và chỉ đạo thể hiện tài năng lãnh đạo chiến tranh và nghệ thuật chỉ đạo chiến lược sắc sảo, chính xác, linh hoạt, kịp thời mà nổi bật và xuyên suốt là phương châm “thần tốc, táo bạo bất ngờ, chắc thắng”.

 

1. Hình thành phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dựa trên sự phân tích, đánh giá tình hình, nhất là tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường và dự kiến chính xác khả năng can thiệp trở lại của Mỹ ở miền Nam Việt Nam, Đảng nhận thấy kể từ sau Hiệp định Paris được ký kết (ngày 27-1-1973), quân Mỹ và quân đồng minh phải rút khỏi miền Nam Việt Nam đã đưa tới sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng giữa ta và địch. Kể từ đây, lực lượng bộ binh của địch ở miền Nam giảm 42% so với lúc cao nhất (1969), pháo binh, thiết giáp giảm 55%, không quân giảm 70% . Nếu trước đây tỷ lệ so sánh địch - ta là 2/1 thì đến cuối tháng 3 - 1973, khi quân Mỹ và đồng minh rút hết, tỷ lệ đó còn 1,8/1 (riêng khối chủ lực 1,1/1) [5, tr.247]. Việc quân Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam đã làm cho chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa trực tiếp và chủ yếu, tinh thần dao động lớn, sức chiến đấu bị giảm sút nghiêm trọng; đạn dược thiếu, hoả lực giảm 60%, nhiên liệu và phương tiện khó khăn, sức cơ động giảm 50%. Cũng trong thời gian này, đế quốc Mỹ đang gặp khó khăn chồng chất cả về chính trị, kinh tế, quân sự ở trong nước và trên thế giới, phải chấp nhận một bước lùi ở Việt Nam và Đông Dương. Cho nên, dù có ngoan cố dính líu về quân sự ở miền Nam nhưng khả năng can thiệp trực tiếp vào miền Nam là rất khó khăn. Vì giới cầm quyền Mỹ thấy rằng, dù có sử dụng lực lượng quân sự trở lại xâm lược Việt Nam thì cũng không thể cứu nổi chính quyền Sài Gòn và không thể đảo ngược được tình thế.

 

 

 

Về phía ta, trải qua quá trình chiến đấu, quân và dân ở cả hai miền đã đánh bại những cố gắng quân sự cao nhất và cuối cùng của đế quốc Mỹ. Chúng ta đã xây dựng được sức mạnh chưa từng có cả về quân sự và chính trị, cả về vật chất và tinh thần. Nét nổi bật của sự lớn mạnh đó là lực lượng vũ trang hùng hậu của ta đã triển khai đều khắp trên các chiến trường, hình thành một thế bố trí chiến lược rất lợi hại. Ta lại có cả một vùng giải phóng rộng lớn và hoàn chỉnh, nối liền miền Bắc xã hội chủ nghĩa - hậu phương lớn của cách mạng miền Nam, tiếp giáp với vùng giải phóng của cách mạng Lào và Campuchia, tạo thành thế liên hoàn rất thuận lợi.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10 - 1974 và tháng 12 - 1974 đã khẳng định: Thời cơ ngàn năm có một đã đến để giải phóng miền Nam, khi quân Mỹ thất bại phải rút ra, khó mà quay trở lại, còn các thế lực xâm lược khác muốn vào “lấp chỗ trống”, nhưng chưa sẵn sàng. Bộ Chính trị hạ quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm (1975 - 1976) và xác định Tây Nguyên là chiến trường chủ yếu trong hoạt động tiến công lớn của ta trong năm 1975. Bộ Chính trị chủ trương tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam theo hai bước:

Bước một: Năm 1975, tranh thủ bất ngờ thực hiện tiến công lớn và mở rộng khắp nhằm tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng quân đội Sài Gòn; đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch, giải phóng và làm chủ đại bộ phận nông thôn. Đẩy mạnh phong trào quần chúng ở đô thị, phát triển lực lượng, củng cố vùng giải phóng, chuẩn bị chiến trường cho năm 1976.

Bước hai: Năm 1976, sẽ dốc toàn bộ lực lượng để tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn chiến đấu trong hai năm (1973-1974), nhất là trong năm 1974, Bộ Chính trị thấy rõ khả năng ngày càng có hạn của Mỹ - Thiệu, khả năng ta giành thắng lợi với nhịp độ tương đối nhanh, địch khó tránh khỏi sai lầm về chiến lược. Trong quá trình giành thắng lợi của ta và thất bại của địch có nhiều khả năng xuất hiện tình thế địch suy sụp nhanh chóng, ta giành thắng lợi trong thời gian ngắn. Từ thực tiễn và dự báo khoa học, khi kết luận đợt hai Hội nghị Bộ Chính trị, ngày 08 - 01-1975, đồng chí Lê Duẩn- Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ rõ: “Trong quá trình thực hiện, chúng ta sẽ tuỳ theo diễn biến của các trận chiến đấu trên chiến trường mà chỉ đạo, chỉ huy, đánh mạnh nhất, bất ngờ nhất, nhằm tiến tới đích nhanh nhất, thắng gọn nhất và triệt để nhất ở Sài Gòn. Kế hoạch tiếp theo cho năm 1976 sẽ do kết qủa thực hiện kế hoạch năm 1975 quyết định. Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn trong năm 1975. Điều đó là một khả năng hiện thực” [1, tr.10].

Đây là sự hình thành phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” cho những hoạt động để kết thúc sớm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước so với dự kiến. Với tư tưởng về thực hiện phương châm này, bên cạnh kế hoạch chiến lược cơ bản giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976), Bộ Chính trị còn chuẩn bị một phương án khác để lợi dụng thời cơ với phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là: “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” [4, tr.138].

Quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam trong hai năm (1975-1976) và dự kiến nếu thời cơ đến sớm thì lập tức giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975 là một quyết định táo bạo, chính xác, kịp thời, thể hiện năng lực chỉ đạo biết kết thúc chiến tranh đúng lúc và đúng cách của Đảng. Cũng từ quyết tâm chiến lược này đã hình thành nên phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Từ đây, một sự chuẩn bị chiến lược toàn diện, tạo nên cục diện ngày càng có lợi cho ta, bất lợi cho địch.

2. Thực hiện phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975

Dựa trên sự phân tích thế và lực của ta và địch trên chiến trường; sự bố trí lực lượng, âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam, nhất là kết quả công tác chuẩn bị của ta trong năm 1974 và đầu năm 1975, đồng thời thực hiện phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định chọn hướng tiến công địch ở nam Tây Nguyên, mục tiêu chủ yếu là đánh chiếm thị xã Buôn Ma Thuột. Ngay sau đó, mọi công tác chuẩn bị được tiến hành vô cùng khẩn trương với sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội dưới sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Đảng, đến đầu tháng 3 - 1975,  “mọi yêu cầu của chiến dịch đều cố gắng đảm bảo được. Quân no, lực lượng lớn, vũ khí lương thực đủ, tinh thần phấn trấn, khí thế cao” [3]. Để tiếp tục tạo yếu tố bất ngờ, bảo đảm đánh trận then chốt thắng lợi, công tác chỉ đạo được tiến hành sáng tạo, linh hoạt, nhanh chóng trong tiến hành nghi binh, điều động lực lượng với tinh thần “tranh thủ bất ngờ cao độ, bảo đảm trận đầu thắng giòn giã” [2]. Nhờ sự chỉ đạo đó, ở chiến trường Tây Nguyên, ta giữ được bí mật ý định chiến dịch và lực lượng tác chiến chủ yếu tại Buôn Ma Thuột, đồng thời làm cho địch tiếp tục có những sai lầm trong phán đoán ý định tiến công của ta.

Sáng ngày 10 - 3 - 1975, khi quân ta đánh chiếm Buôn Ma Thuột, với phương châm “táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” đã bảo đảm sự phối hợp tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng tạo nên sức mạnh to lớn, nhanh chóng giành thắng lợi. Đòn “điểm trúng huyệt” này gây phản ứng dây chuyền về quân sự, chính trị trong quân đội và bộ máy chính quyền địch. Thế bố trí lực lượng và toàn bộ hệ thống phòng thủ của chúng bị rung động. Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Bộ Chính trị tiếp tục chỉ đạo sử dụng lực lượng và phát triển tiến công phải linh hoạt, tập trung, không phân tán, khẩn trương và mạnh bạo; các chiến trường phải kiên quyết thực hiện kế hoạch ban đầu, nhưng khẩn trương và mạnh bạo hơn.

Theo sát những động thái của địch, chiều ngày 15 - 3 - 1975, ta nhận định khả năng địch rút chạy khỏi Kon Tum và Pleiku, do đó phải tập trung gấp rút triển khai ngay kế hoạch ngăn chặn, không cho địch rút chạy và tổ chức lực lượng truy kích tiêu diệt chúng. Chiều ngày 16 - 3, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên nhận được lệnh “Địch rút chạy theo đường số 7, tổ chức truy kích ngay”. Lệnh của Bộ được triển khai nhanh chóng, cuộc truy kích thần tốc từ ngày 17 đến ngày 24 - 3 giành thắng lợi, kết thúc nhanh chóng chiến dịch Tây Nguyên.

Phối hợp với Mặt trận Tây Nguyên, đầu tháng 3 - 1975, các lực lượng vũ trang trên chiến trường Trị - Thiên bắt đầu nổ súng tiến công địch ở nhiều khu vực. Đến giữa tháng 3, ta phát hiện những dấu hiệu địch ở Quảng Trị sẽ rút chạy về Huế và Đà Nẵng để bảo toàn lực lượng. Thường vụ Khu uỷ và Quân khu Trị - Thiên chỉ đạo phải kiên quyết, táo bạo dùng toàn bộ lực lượng đang đứng chân ở Quảng Trị bất ngờ tiến công địch trên toàn tuyến, làm cho địch rút bỏ Quảng Trị. Trước tình hình mới, ngày 13 - 3, Bộ Chính trị đã chỉ đạo Quân khu Trị - Thiên, Quân khu V và Quân đoàn 2 nhanh chóng đưa lực lượng xuống đồng bằng, áp sát các tuyến giao thông và vùng ven các thành phố, thị xã, thực hiện chia cắt chiến lược. Tiếp đó, ngày 18 - 3, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp. Trên cơ sở phân tích tình hình sau 10 ngày ta tiến công, quân nguỵ bị suy sụp nhanh chóng, Mỹ cũng không dám liều lĩnh, ít khả năng can thiệp trở lại. Ta đang sung sức, lực lượng tập trung, khí thế mạnh mẽ, Quân ủy Trung ương đề nghị Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975, không chờ đến năm 1976. Phương châm tác chiến là “táo bạo, bất ngờ, kịp thời, chắc thắng”. Sau khi thảo luận, Bộ Chính trị thấy rằng địch đang bị bất ngờ vì không phá được Hiệp định Paris mà còn bị ta kiên quyết đánh bại; bất ngờ về kế hoạch và quy mô tác chiến của ta; bất ngờ về hướng tiến công chiến lược; bất ngờ trước sự suy yếu của chúng. Bộ Chính trị hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975-1976) ngay trong năm 1975. Đây là quyết định kịp thời, khẩn trương chuyển hẳn sang phương án thời cơ.

Nắm chắc tình hình cuộc tiến công phát triển thuận lợi ở Tây Nguyên, ở Thừa Thiên - Huế và ý định của địch thực hiện rút lui chiến lược về giữ Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Chúng đang rút bỏ Huế, khả năng rút khỏi Đà Nẵng... Bộ Chính trị quyết định hành động táo bạo, bất ngờ, nhanh chóng thực hiện quyết tâm chiến lược ở hướng trọng điểm là Sài Gòn. Ngày 20 - 3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo Quân khu Trị - Thiên phải táo bạo, khẩn trương, kiên quyết chia cắt chiến lược, tranh thủ thời cơ, dốc toàn lực giải phóng Thừa Thiên - Huế, đẩy mạnh tốc độ tiến công giải phóng thành phố Huế, chặn đường rút chạy của địch về Đà Nẵng. Ngày 24 - 3, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp, đặt ra yêu cầu cao hơn, giải phóng Sài Gòn sớm hơn dự kiến trước đây. Bộ Chính trị khẳng định: Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đã đến. Bộ Chính trị quyết định: Nắm vững thời cơ chiến lược, tranh thủ thời gian cao độ, tập trung nỗ lực của cả nước, tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất vào phương hướng chủ yếu, hành động nhanh chóng, táo bạo, bất ngờ, đánh cho địch không kịp trở tay, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa.

Ngày 24 - 3, Bộ Chính trị còn quyết định: Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ. Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: tích cực, chủ động, kiên quyết, linh hoạt, mưu trí sáng tạo, bí mật, bất ngờ.

Cuối tháng 3 - 1975, quân đội Sài Gòn ở thành phố Đà Nẵng ngày càng hoảng loạn. Nắm vững tình hình này, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã phê chuẩn kế hoạch và chỉ đạo quân dân các tỉnh, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu V tập trung lực lượng đẩy mạnh tiến công địch, thực hiện chia cắt chiến lược, tạo bàn đạp tiến công địch ở Đà Nẵng từ phía nam. Điện của Bộ Chính trị, 18 giờ ngày 27 -3 về Kế hoạch giải phóng Đà Nẵng chỉ rõ: “Trong lúc này, thời gian là lực lượng. Phải hành động hết sức táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay... Phải có biện pháp đặc biệt để hành quân nhanh nhất, kịp thời khống chế, chiếm lĩnh các sân bay, bến cảng, bao vây, chia cắt để tiêu diệt địch” [1, tr.89-90]. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Tư lệnh Quân khu V và Quân đoàn 2, khẩn trương điều động lực lượng, sử dụng những đơn vị đứng gần Đà Nẵng, tiến thẳng vào thành phố bằng con đường ngắn nhất, phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy tiến công địch từ sáng 28 - 3 đến chiều 29 - 3, giải phóng hoàn toàn thành phố.

Ngày 31 - 3, Bộ Chính trị nhận định cách mạng nước ta đang phát triển với nhịp độ “một ngày bằng hai mươi năm”, thời cơ giải phóng Sài Gòn - Gia Định đã hoàn toàn chín muồi, ta có đầy đủ lực lượng và khả năng để giành toàn thắng trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều. Thời gian lúc này là lực lượng, là sức mạnh. Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo với tinh thần phải hết sức khẩn trương, tranh thủ từng giờ, từng phút, hành quân ngày đêm cho kịp; chuẩn bị đầy đủ sức mạnh và lực lượng dự bị để tiến công liên tục cho đến khi toàn thắng... Bộ Chính trị đã quyết định: Chúng ta phải nắm vững thời cơ chiến lược, quyết tâm thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, kết thúc thắng lợi chiến tranh giải phóng trong thời gian ngắn nhất. Tốt hơn cả là bắt đầu và kết thúc trong tháng 4 năm nay, không để chậm. Phải hành động “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Phải tiến công ngay lúc địch hoang mang, suy sụp. Tập trung lực lượng lớn hơn nữa vào những mục tiêu chủ yếu trên từng hướng, trong từng lúc.

 Ngày 07 - 4, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho các đơn vị đang tiến về hướng trọng điểm Sài Gòn: “Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng. 2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ” [4, tr.286].

 Tiếp đó, ngày 09 - 4, Bộ Chính trị chỉ đạo: “Cần bảo đảm một khi đã phát động tiến công thì phải công kích thật mạnh và liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng; vừa tiến công ở ngoại vi, vừa nắm kịp thời cơ, thọc sâu vào Trung tâm Sài Gòn từ nhiều hướng với những lực lượng đã chuẩn bị sẵn. Thực hiện từ ngoài đánh vào, từ trong đánh ra, tạo điều kiện cho đồng bào nổi dậy, không chia làm hai bước. Đó là phương án cơ bản và chắc thắng nhất. Trong tình hình hiện nay, thần tốc, táo bạo, bất ngờ là ở chỗ đó” [1, tr.103].Trong lần cuối thông qua Kế hoạch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giữa tháng 4 - 1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định sẽ tiến công đồng loạt trên 5 hướng: Tây Bắc, Đông Bắc, Đông, Đông Nam, Tây và Tây Nam; thực hiện đánh nhanh, đánh dứt điểm, tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn quân địch, bảo vệ nhân dân và các cơ sở kinh tế, văn hoá trong thành phố. Bộ Chính trị còn nhấn mạnh phải tiếp tục theo dõi phản ứng của Mỹ khi ta đánh lớn vào Sài Gòn, đồng thời chỉ đạo cách đánh của ta là tập trung lực lượng đập tan tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch, thực hiện chia cắt, tiêu diệt và làm tan rã trên đường chúng rút lui, không cho chúng co cụm.

  Chỉ đạo thực hiện trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, Bộ Chính trị điện cho Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lúc 15 giờ 30 ngày 22 - 4 - 1975 chỉ rõ: “Thời cơ để mở cuộc tổng tiến công về quân sự và chính trị vào Sài Gòn đã chín muồi. Ta cần tranh thủ từng ngày để kịp thời phát động tiến công. Hành động trong lúc này là bảo đảm chắc chắn nhất để giành thắng lợi hoàn toàn. Nếu để chậm sẽ không có lợi cả về quân sự và chính trị” [1, tr.167].

17 giờ ngày 26 - 4, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ đạo các lực lượng đồng loạt tiến công đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định bằng những trận đánh ác liệt vào các căn cứ quân sự vòng ngoài của địch, đồng thời không chế, ngăn chặn chúng rút chạy, thực hiện áp sát bao vây Sài Gòn trên tất cả các hướng. Bộ Chính trị cũng chỉ đạo, đôn đốc các ngành, các địa phương trong cả nước tập trung cố gắng cao nhất, đáp ứng mọi yêu cầu của chiến dịch, đồng thời chỉ thị cho quân, dân đồng bằng Nam Bộ tranh thủ thời cơ, đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, phối hợp với mặt trận Sài Gòn.

Sáng ngày 29 - 4, quân ta mở cuộc tổng công kích vào Sài Gòn. 10 giờ, ngày 29 - 4, Bộ Chính trị điện chỉ đạo Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh: “Các anh ra lệnh cho quân ta tiếp tục tiến công vào Sài Gòn theo kế hoạch; tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ thành phố, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp của địch, đập tan mọi sự chống cự của chúng” [1, tr.176]. Nắm vững tư tưởng đó, quân và dân ta trên chiến trường đã biểu thị sự nhất trí rất cao trong hành động, nhanh chóng giành thắng lợi hoàn toàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào trưa ngày 30 - 4, kết thúc vẻ vang sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”,  đó chính là phương châm chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Đảng, nhằm tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, hạ quyết tâm chiến lược chính xác, kịp thời. Phương châm chỉ đạo đúng đắn này đã phản ánh sâu sắc tinh thần cách mạng triệt để, không ngừng tiến công của Đảng. Tức là, một khi đã quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược, thì phải tiến công mạnh mẽ, liên tục, táo bạo, dồn dập. Phải nhanh chóng tranh thủ thời gian tiến công địch vào lúc chúng đã hoang mang, suy sụp. Biết tập trung lực lượng áp đảo trên những mục tiêu chủ yếu, trong từng lúc và trên từng hướng để nhanh chóng tạo thời cơ mới, nắm vững thời cơ để rồi kịp thời tận dụng ngay thời cơ đó, dồn dập phát triển tiếp tục tạo những thời cơ chiến lược mới để giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, cho đến khi kết thúc chiến tranh, thu được thắng lợi hoàn toàn và nhanh chóng. Chính phương châm chỉ đạo này đã trực tiếp đưa tới đẩy nhanh việc thực hiện kế hoạch giải phóng miền Nam từ 2 năm (1975-1976) xuống trong năm 1975, rồi trước mùa mưa để cuối cùng là ngay trong tháng 4 -1975, đồng thời giảm thiểu sự hy sinh tính mạng của bộ đội, nhân dân và các thành phố, thị xã gần như nguyên vẹn, tránh được “sự huỷ diệt”, “cuộc tắm máu” như phía địch tuyên truyền lừa bịp.

3. Kết luận

Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 với những thành công xuất sắc về chỉ đạo thực hiện phương châm chiến lược của Đảng đã lùi vào lịch sử 50 năm. Nửa thế kỷ sự kiện oanh liệt Xuân 1975 đã tồn tại với thời gian và chính thời gian đã làm cho sự kiện này thêm sâu sắc, bền vững và nguyên giá trị lịch sử, hiện thực của nó. Những thành công về chỉ đạo thực hiện phương châm: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 cho chúng ta bài học lớn để tiếp tục vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó là nêu cao ý chí kiên cường, táo bạo, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm cao độ, kết hợp với trí tuệ sáng tạo tuyệt vời của con người Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống đói nghèo và lạc hậu. Đồng thời, trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tranh thủ thời cơ, kịp thời có những quyết sách đi tắt đón đầu phù hợp với quy luật khách quan để đưa đất nước vượt qua nguy cơ, thách thức trên con đường hướng tới giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Tài liệu tham khảo

 [1]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 36, Nxb CTQG, HN, 2004, tr.10.

[2]. Điện ngày 21-2-1975 của Quân uỷ Trung ương gửi Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên.

[3]. Điện ngày 9-3-1975 của Tiền phương Bộ ở Mặt trận Tây Nguyên gửi Quân uỷ Trung ương và Bộ Chính trị

[4]. Võ Nguyên Giáp, Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng, Nxb CTQG, HN, 2000, tr.138.

[5]. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb QĐND, HN, 1991, tr.247.

 

 

Đại tá, PGS. TS. NGƯT NGUYỄN XUÂN TÚ  Nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự

Ý kiến bạn đọc
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.