Ngành Lịch sử & Địa lý, trường ĐHGD tổ chức tọa đàm: “ Âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)”
TCGCVN - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), Ngành Lịch sử & Địa lý, trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Âm vang chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024)” vào sáng ngày 7/5.
TS Nguyễn Phùng Tám phát biểu đề dẫn nội dung buổi tọa đàm.
Tọa đàm diễn ra tại 501 C0, 182 Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội. Tham gia chương trình có Đại tá PGS.TS Nguyễn Văn Hữu, hiện là phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo thuộc trung ương hội khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam, PGS.TS Lê Hải Anh - Phó chủ nhiệm khoa Sư phạm, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội, TS Lã Phương Thúy - Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng giáo dục, trường ĐHGD, PGS. TS Phạm Thị Thu Hiền - Trưởng bộ môn KHXH, khoa Sư phạm, trường ĐHGD, Khách mời: PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Chủ nhiệm khoa Sư phạm, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội, cùng đông đảo các giảng viên, SV khoa sư phạm, trường ĐHGD, ĐHQG Hà Nội.
Chương trình tọa đàm đã mang đến những góc nhìn đa chiều, những đánh giá sâu sắc về ý nghĩa lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời khơi gợi lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
TS. Nguyễn Văn Ngọ thuyết minh Sa hình đồi A1 cho khách tham dự tọa đàm.
Thông qua lời giới thiệu của chương trình, chúng ta cũng đã được ngược dòng thời gian vào cuối 1953 – đầu 1954, trong bối cảnh kế hoạch quân sự Nava bị phá sản trên quy mô lớn bởi cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân của bộ đội Việt Minh thì người Pháp, đứng đầu là Nava đã quyết định đầu tư Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương với kỳ vọng ĐBP sẽ là “cối nghiền thịt” Việt Minh, hòng tạo nên “bàn xoay chiến lược” cho tình thế bị động của họ. Ngay sau đó, ngày mùng 6 tháng 12 năm 1953, Hội nghị Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo đã quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ với mật danh Trần Đình. Vậy là, Điện Biên Phủ từ một địa danh hoàn toàn mơ hồ trong Kế hoạch quân sự Nava, nay đã trở thành “điểm hẹn lịch sử”. “Điểm hẹn lịch sử” ĐBP không chỉ dừng ở 56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt… Càng không chỉ dừng ở bàn Hiệp nghị Giơ-ne-vơ…
Và để khách tham dự có được cái nhìn tổng quan nhất và có được những cảm xúc đẹp nhất, chân thành nhất về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, các sinh viên ngành sư phạm Lịch sử, sư phạm Lịch sử và Địa lý – Khoa SP, trường Đại học giáo dục, ĐHQGHN đã trực tiếp chuẩn bị buổi triển lãm với bốn trạm tham quan: Trạm tham quan thứ nhất về chủ đề Đất và người Điện Biên; Trạm tham quan thứ hai về chủ đề Những quyết định lịch sử ở ĐBP; Trạm tham quan thứ ba về chủ đề Sa bàn diễn biến chiến dịch ĐBP; Trạm tham quan thứ tư về chủ đề Những nhân vật huyền thoại ở ĐBP.
Đông đảo khách mời tham dự chương trình.
Tại buổi trò chuyện trực tiếp với Đại tá.PGS.TS Nguyễn Văn Hữu, chúng ta được Đại tá cung cấp về nhiều câu chuyện liên quan đến những huyền thoại quân sự trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, hay như nguồn gốc vừa sâu xa vừa trực tiếp tạo nên những huyền thoại của chiến thắng ĐBP vang dội 5 châu, chấn động địa cầu.
Bên cạnh đó, Đại tá Nguyễn Văn Hữu cũng đã chia sẻ thêm về những kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình thu thập tư liệu, nghiên cứu về Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 sau nhiều năm nghiên cứu về lịch sử quân sự.
Và không gì hơn hết, ngoài những lời khuyên, lời nhắn nhủ của Đại tá với thế hệ các SV Sư phạm nói chung, SV ngành Sư phạm Lịch sử nói riêng.
Một số hình ảnh liên quan:
Các đại biểu nghe thuyết minh về đóng góp bác sĩ Tôn Thất Tùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đại tá Hữu chụp ảnh lưu niệm cùng các giảng viên, ban tổ chức buổi lễ
Những góc triển lãm do các bạn sinh viên của ngành sư phạm Lịch sử, sư phạm Lịch sử và Địa lý – Khoa SP, trường Đại học giáo dục, ĐHQGHN trực tiếp chuẩn bị.
An Chi