Lớp học tiếng Anh của thầy giáo khiếm thị Nguyễn Cảnh Dương
TCGCVN - Lớp học tiếng Anh của thầy giáo khiếm thị đón hàng trăm học sinh ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi. Đó là thầy Nguyễn Cảnh Dương - Chủ tịch Hội Người mù huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Lớp học tiếng Anh của thầy giáo khiếm thị Nguyễn Cảnh Dương - Chủ tịch Hội Người mù huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh)
Cùng với công tác hội, thầy Nguyễn Cảnh Dương (sinh năm 1980, Chủ tịch Hội Người mù huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) còn mở lớp dạy tiếng Anh cho hàng trăm học sinh ở mọi trình độ, lứa tuổi. Hơn 20 năm qua, lớp học của thầy giáo khiếm thị đã góp phần giúp nhiều học sinh tại xã Bùi La Nhân (Đức Thọ) tự tin chinh phục môn học vốn được mặc định “khó nhằn” ở vùng ven đê La Giang.
Động lực từ khiếm khuyết của bản thân
Thầy Dương bị khiếm thị từ lúc nhỏ sau lần biến chứng do căn bệnh đau mắt. Bố mẹ nghĩ căn bệnh thông thường nên chỉ nhỏ mắt qua loa nhưng không ngờ bệnh trở nặng. “Được dạy học là ước mơ của tôi, nên dù dạy ở đâu chỉ cần được góp sức nhỏ bé truyền đạt lại những gì mình có cho các em học sinh đã là niềm vui rồi”, thầy Nguyễn Cảnh Dương chia sẻ.
Khi thầy được đưa đến cơ sở y tế thăm khám thì mắt trái chỉ còn phân biệt được sáng tối, còn thị lực mắt phải chỉ nhìn được 2/10. Muốn nhìn chữ thầy Dương phải đưa lại gần mắt khoảng 10 cm. Cũng từ đó, cuộc sống của thầy bao trùm bởi những ánh sáng lờ nhờ, không rõ hình thù.
Học tiếng Việt đã khó, học tiếng Anh với người khiếm thị như thầy Dương lại càng khó hơn. Từ thời còn tới trường học con chữ, vì nhìn không rõ bảng, nên từ nào không viết kịp, thầy nghe giáo viên đọc, tự phiên âm tiếng Việt. Tranh thủ giờ ra chơi, cậu học trò khiếm thị tìm thầy cô hỏi lại để viết cho đúng.
“Năm đầu tiên do gia đình nghèo quá, dù đậu cao đẳng nhưng tôi quyết định ở nhà kiếm việc làm thêm tích lũy kinh phí cho 4 năm học đại học. Trong thời gian ở nhà, tôi nhận thấy trẻ em quanh vùng rất ít em được học tiếng Anh, hoặc có em chỉ biết được những câu thông dụng nhưng phát âm vẫn sai. Từ thực tế đó, tôi đã ấp ủ dự định mở lớp dạy tiếng Anh cho các em nhỏ cũng là cách để ôn tập lại kiến thức đã học”, thầy Dương chia sẻ.
Nhiều học sinh trong lớp hoàn cảnh khó khăn được anh Dương miễn giảm học phí.
Làm chủ cuộc đời bằng ánh sáng tri thức
Tốt nghiệp Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường ĐH Vinh, thầy Nguyễn Cảnh Dương vào Tây Nguyên dạy học. Sau 3 năm hợp đồng, đến năm 2014, thầy xin nghỉ việc về quê nhận công tác tại Hội Người mù huyện Đức Thọ với cương vị là Chủ tịch hội. Mặc dù bận rộn công việc, nhưng thầy vẫn ấp ủ ước mơ mở lại lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em tại quê nhà sau những năm tạm dừng do đi học đại học.
“Nhiều học sinh vùng nông thôn rất đam mê học tiếng Anh nhưng do điều kiện khó khăn, đường sá xa xôi trong khi giá cả học ở các trung tâm khá đắt đỏ. Những yếu tố này phần nào
PV Ban Truyền Thông