HỘI NGHỊ TẬP HUẤN GIÁO VIÊN MẦM NON TỈNH ĐỒNG THÁP
TCGCVN - Trong cuộc hành trình đi tìm tri thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng để xử lí thông tin theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của người học, các nhà khoa học giáo dục -kết nối đã tìm ra nhiều mô hình giáo dục nói chung trong đó có giáo dục STEM nói riêng. Những, bước tiến lớn về giáo dục STEM đã xuất hiện sớm ở các nước phương Tây, góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới giáo dục theo xu hướng hiện đại. Các nước phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã và đang nhận thức rõ tính hữu dụng của giáo dục STEM, đồng thời bước đầu triển khai áp dụng có hiệu quả ở các cấp học khác nhau. Trong xu thế ấy, Đồng Tháp cũng tiến hành và đạt được kết quả khích lệ bước đầu trong các cấp học. Dù vậy, việc nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp là vấn đề quan trọng và rất cấp thiết trong thời gian tới.
Ngày 26 tháng 12 năm 2023, Sở GDĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị với chủ đề “Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo”. Tham gia buổi hội Nghị gồm có: BCV Tiến sĩ:Tưởng Duy Hải giảng viên trường ĐHSP Hà Nội. Ông: Nguyễn Minh Tâm Phó Giám đốc SGDĐT tỉnh Đồng Tháp. Bà Ngô Thúy Anh, Trưởng phòng - Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học SGD tỉnh Đồng Tháp. Bà Huỳnh Kim Vui - Phó Trưởng phòng, Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học SGD tỉnh Đồng Tháp và chuyên viên Phòng Giáo dục Mầm non - Tiểu học Sở GDĐT; lãnh đạo, chuyên viên Phòng GDĐT phụ trách GDMN các huyện, thành phố; thành viên Hội đồng chuyên môn GDMN tỉnh Đồng Tháp; cán bộ quản lí cốt cán tại các cơ sở GDMN công lập trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Toàn cảnh buổi hội thảo
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Hội nghị, Ông: Nguyễn Minh Tâm Phó Giám đốc SGDĐT tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh ý nghĩa của chủ đề hội nghị và định hướng những vấn đề đặt ra cần phải tập làm rõ trong hội nghị. Đó là: Giáo dục STEM trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là ở cấp Mầm non nhằm đạt được mục tiêu đồng thời tạo cơ hội giúp trẻ tiếp cận kiến thức khoa học, công nghệ để hình thành các kỹ năng và năng lực trong hoạt động chăm sóc giáo dục. Các hoạt động giáo dục STEM còn tạo môi trường giữa các hoạt động kết nối với cộng đồng; giúp cho trẻ mầm non có cơ hội tiếp cận từ đó trẻ hiểu biết cơ bản về ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống, bước đầu tạo tiền đề cho việc định hướng tư duy sáng tạo và nghề nghiệp của trẻ. Đây là những ưu điểm vượt trội của giáo dục STEM mang lại hiệu quả cho trẻ Mầm non.
Ông: Nguyễn Minh Tâm Phó Giám đốc SGDĐT tỉnh Đồng Tháp
Tại buổi Hội nghị, đại biểu được nghe báo cáo viên triển khai tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo. Mô hình giáo dục STEM có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên, đây không phải là “chìa khóa vạn năng” và hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục mần non, tuỳ theo kế hoạch của chủ đề mà thiết kế hoạt động chăm sóc giáo dục. Trong đó giáo viên sẽ phân chia thời gian và tuỳ vào điều kiện tình hình thực tế để trẻ tham gia các hoạt động: thiết lập vấn đề; tìm kiếm các giải pháp hay cách thức để giải quyết vấn đề; thu thập thông tin, bằng chứng và cuối cùng là đánh giá kết quả mong đợi rút ra các kiến thức để đạt mục tiêu giáo dục mầm non.
Qua đó, đại biểu tham dự Hội nghị được chia sẻ, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn và đưa ra nhiều giải pháp có thể thực hiện hiệu quả trong thời gian tới tại huyện, đơn vị.
Đại biểu tham gia hoạt động thảo luận nhóm tại Hội thảo
Những tham luận về cách tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo, được nhiều đại biểu đánh giá như cao trong tác động đổi mới hiện nay. Trong đó đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp trong tổ chức, thực hiện . Ngoài những ý kiến tham luận tại hội thảo còn có các lượt ý kiến phát biểu tranh luận trực tiếp như: huyện Tháp Mười, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Lấp Vò,Sa Đec..
Các đại biểu về dự hội thảo trình bày tham luận
Nhóm ý kiến theo hướng chủ đề hội nghị đã chỉ ra đặc điểm, vai trò của giáo dục STEM trong tình hình mới tại các cơ sở GDMN. Nhiều tham luận của các nhóm đã tự mình, nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp số liệu từ thực tiễn ở các nhà trường cụ thể, tập trung đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực và hạn chế trong“tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo tiếp cận STEM cho trẻ mẫu giáo”.Nhìn chung các ý kiến đều hướng tới mục tiêu tạo cơ hội cho GDMN phát triển toàn diện một cách lành mạnh.
Qua buổi hội nghị ban tổ chức mong muốn phát triển, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Nhận thức được xu thế ấy, trong Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 4 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã nêu rõ: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông”.
Nguyễn Kim Xuân.P.HT Trường MN Bình Thạnh B
huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp