1. Giáo dục & Đào tạo

Cô Hiệu trưởng Lương Thị Xuân – Người thắp lửa yêu thương

05:20 | 04/04/2025
aA

TCGCVN - Ở ngôi trường mầm non Hoa Sữa (phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội), có một người phụ nữ vẫn lặng lẽ tận tụy mỗi ngày, dùng trái tim ấm áp để vun đắp cho từng nụ cười trẻ thơ, từng bước trưởng thành của đồng nghiệp. Đó chính là cô Hiệu trưởng Lương Thị Xuân -Người luôn được yêu mến bởi sự tận tâm, lòng nhân hậu và tinh thần đổi mới không ngừng.

Một người thuyền trưởng nhiệt huyết, một người đồng hành gắn bó với đồng nghiệp, cô Hiệu trưởng Lương Thị Xuân không chỉ là một người lãnh đạo tận tâm mà còn là một người chị, một người bạn, luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu. Ở cô, người ta không chỉ thấy sự nghiêm túc trong công việc, mà còn cảm nhận được sự gần gũi, chân thành trong cách ứng xử với mọi người. Cô hiểu rằng, một ngôi trường không thể vững mạnh nếu thiếu đi sự đoàn kết của đội ngũ giáo viên, và một tập thể không thể phát triển nếu mỗi cá nhân không được tạo điều kiện để tỏa sáng. Vì thế, cô luôn chú trọng đến việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, nơi mỗi giáo viên đều cảm thấy mình được trân trọng, được lắng nghe và có cơ hội để phát huy năng lực.

Hiệu trưởng Lương Thị Xuân không chỉ là một người lãnh đạo tận tâm mà còn là một người chị, một người bạn, luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ và thấu hiểu.

Mỗi khi có giáo viên gặp khó khăn trong công tác chuyên môn hay trong cuộc sống, cô Hiệu trưởng không chỉ là người đưa ra những giải pháp mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc. Cô lắng nghe bằng cả trái tim, thấu hiểu từng câu chuyện, từng nỗi niềm, rồi nhẹ nhàng an ủi, động viên. Những lời nói dịu dàng, đầy khích lệ của cô luôn là động lực để mỗi giáo viên vượt qua thử thách, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người.

Không chỉ quan tâm bằng lời nói, cô còn thể hiện sự sẻ chia qua những hành động nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Đó là những buổi thăm lớp đột xuất, không phải để kiểm tra mà để động viên, hỗ trợ giáo viên. Là những lần cô đích thân tham gia dự giờ, cùng giáo viên tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Là những buổi trò chuyện thân tình vào cuối ngày, nơi cô lắng nghe những tâm tư của từng giáo viên, nhân viên, giúp họ tháo gỡ khó khăn và tiếp thêm niềm tin vào công việc mà họ đang theo đuổi.

Mỗi thành công của đồng nghiệp, dù nhỏ hay lớn, cô đều trân trọng và vui mừng như chính bản thân mình đạt được. Một giáo viên có tiết dạy xuất sắc, cô là người đầu tiên khen ngợi và lan tỏa tinh thần học hỏi. Một giáo viên có sáng kiến hay, cô sẵn sàng tạo điều kiện để ý tưởng đó được triển khai và phát huy tối đa hiệu quả. Dưới sự dẫn dắt của cô, trường mầm non Hoa Sữa không còn chỉ là một nơi làm việc, mà thực sự đã trở thành một mái nhà thứ hai, nơi mỗi giáo viên đều cảm nhận được sự ấm áp, sẻ chia và gắn bó như một gia đình.

Có lẽ, điều làm nên sự khác biệt lớn nhất ở cô Hiệu trưởng Lương Thị Xuân chính là tấm lòng bao dung và sự tận tụy không quản ngại khó khăn. Trong mắt đồng nghiệp, cô không chỉ là một người lãnh đạo đáng kính mà còn là một người truyền cảm hứng, một người đồng hành đáng tin cậy, luôn thắp lên ngọn lửa yêu nghề trong mỗi giáo viên, để tất cả cùng nhau xây dựng một ngôi trường hạnh phúc, nơi mỗi ngày đến lớp là một ngày vui.

Người tiên phong đổi mới - Kiến tạo ngôi trường hạnh phúc

Bác Xuân Hiệu trưởng - Người mẹ dịu dàng của các bé mầm non.

Nếu ai đó ghé thăm trường mầm non Hoa Sữa, chắc hẳn sẽ không khó để nhận ra hình ảnh thân thương của bác Xuân Hiệu trưởng - Một người phụ nữ với nụ cười hiền hậu và ánh mắt tràn đầy yêu thương. Trong mắt những đứa trẻ thơ ngây, bác Xuân không chỉ là Hiệu trưởng của trường mà còn là một cô giáo thân thiện, người Mẹ dịu dàng, luôn ân cần và gần gũi.

Vào mỗi giờ ăn, bác Xuân lặng lẽ bước vào từng lớp, nhẹ nhàng cúi xuống bên các con, cất giọng ấm áp: “Hôm nay các con có vui không?” Những câu hỏi ấy giản dị, nhưng lại mang đến cho các bé cảm giác ấm áp vô cùng. Bác không chỉ là người quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của các con, mà còn là người lắng nghe những niềm vui, nỗi buồn bé nhỏ trong thế giới trẻ thơ.

Có những ngày, các bé ríu rít lên phòng Hiệu trưởng, tíu tít gọi: “Bác Xuân ơi, con có tranh mới nè!” Rồi những đôi bàn tay bé xíu chìa ra những bức vẽ đầy màu sắc, những tác phẩm tuy vụng về nhưng chứa đựng cả tấm lòng trẻ thơ. Bác Xuân cười hiền, kiên nhẫn lắng nghe từng câu chuyện líu lo, nhẹ nhàng xoa đầu từng bé, ánh mắt chan chứa niềm vui. Bác không bao giờ vội vã hay bận rộn đến mức quên dành thời gian cho các con, bởi với bác, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là được nhìn thấy các bé vui vẻ, khỏe mạnh và lớn lên từng ngày trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bạn bè.

Bác Xuân Hiệu trưởng - Người mẹ dịu dàng của các bé mầm non

Không chỉ yêu thương các bé trong lớp, Bác Xuân còn dõi theo từng bước trưởng thành của các con qua từng ngày tháng. Những bé nhút nhát, Bác động viên khích lệ để con mạnh dạn hơn. Những bé biếng ăn, Bác dịu dàng an ủi, dỗ dành để con ăn thêm một chút. Tấm lòng bao dung của Bác chẳng khác nào một người mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con mình.Và rồi, khi các con khôn lớn, sắp rời xa mái trường mầm non thân yêu, Bác Xuân cùng đội ngũ giáo viên lại tất bật chuẩn bị cho các con một buổi lễ trưởng thành thật ý nghĩa. Từng phần quà nhỏ được nâng niu chuẩn bị, từng lời động viên được gửi gắm, để các con vững vàng bước vào một chặng đường mới. Trong ánh mắt Bác, vừa có niềm tự hào, vừa có sự lưu luyến – bởi mỗi đứa trẻ nơi đây không chỉ là học sinh, mà còn là những mầm xanh mà Bác đã nâng niu vun đắp bằng tất cả tình yêu thương.

Bởi vậy mà trong mắt các bé, Bác Xuân không phải là một Hiệu trưởng nghiêm nghị, xa cách, mà là một người luôn tràn đầy yêu thương, người Mẹ thật hiền từ. Và có lẽ, chính sự yêu thương ấy đã làm nên một ngôi trường Hoa Sữa đầy ắp tiếng cười, nơi mỗi bé đều cảm thấy an toàn, hạnh phúc như đang ở trong vòng tay gia đình.

Bác Xuân cùng đội ngũ giáo viên tặng quà cho các bé

Người tiên phong đổi mới - Kiến tạo ngôi trường hạnh phúc.

Không chỉ là một người lãnh đạo tận tâm, một người đồng nghiệp chân thành, cô Hiệu trưởng Lương Thị Xuân còn là một nhà giáo tiên phong, luôn khát khao đổi mới để xây dựng một môi trường học tập hiện đại, nhân văn và tràn đầy yêu thương.

Với tinh thần sáng tạo không ngừng, cô luôn trăn trở làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục, làm sao để mỗi ngày đến trường của trẻ thực sự là một ngày vui. Dưới sự chỉ đạo của cô, các phương pháp giảng dạy không ngừng được cải tiến, giúp trẻ học tập một cách chủ động, hứng thú và hiệu quả hơn. Cô cũng chú trọng bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, khuyến khích họ phát triển bản thân, ứng dụng những phương pháp giảng dạy tiên tiến, mang đến cho trẻ những bài học sinh động, giàu cảm xúc.

Trong thời đại công nghệ 4.0, cô Hiệu trưởng không chỉ đổi mới về phương pháp sư phạm mà còn mạnh dạn thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy và quản lý nhà trường. Cô luôn động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, áp dụng công nghệ vào các hoạt động học tập của trẻ, đồng thời tận dụng mạng xã hội để kết nối với phụ huynh, giúp họ hiểu và đồng hành cùng con trong hành trình phát triển.

Nhưng hơn tất cả, Cô hiểu rằng một ngôi trường thực sự hạnh phúc không chỉ nằm ở những đổi mới về phương pháp hay công nghệ, mà quan trọng nhất vẫn là tình yêu thương. Cô luôn tâm niệm rằng trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là nơi gieo mầm yêu thương, nơi mỗi đứa trẻ được tôn trọng, được lắng nghe và phát triển theo cách riêng của mình.

Và chính cô, với trái tim nhân hậu, tư duy đổi mới và tinh thần cống hiến, đã và đang thắp sáng lên ngọn lửa ấy – để trường mầm non Hoa Sữa thực sự trở thành một ngôi nhà hạnh phúc, nơi mỗi cô giáo đều tận tâm, mỗi đứa trẻ đều hạnh phúc, mỗi ngày đến trường đều là một niềm vui.

Người ta thường nói, một người thầy giỏi có thể thay đổi cuộc đời của một đứa trẻ, nhưng một người lãnh đạo tận tâm có thể thay đổi cả một ngôi trường. Và với trường mầm non Hoa Sữa, cô Hiệu trưởng Lương Thị Xuân chính là người thắp sáng ngọn lửa yêu thương, dìu dắt từng thế hệ giáo viên và vun đắp bao ước mơ trẻ thơ.

Hiệu trưởng Lương Thị Xuân người lãnh đạo tận tâm có thể thay đổi cả một ngôi trường.

Bằng tấm lòng nhân hậu, sự tận tụy và tinh thần đổi mới không ngừng, cô đã không chỉ đưa Hoa Sữa ngày càng phát triển, mà còn gieo vào trái tim mỗi giáo viên niềm tin, sự gắn kết, và khơi dậy trong mỗi đứa trẻ niềm hạnh phúc khi đến trường. Trên hành trình giáo dục, cô vẫn miệt mài cống hiến, lặng lẽ ươm mầm cho tương lai. Và với Hoa Sữa, với đồng nghiệp, với những đứa trẻ nơi đây, cô mãi là một người Hiệu trưởng đáng kính, một người mẹ hiền yêu thương.

Nguyễn Thiết - Xuân Diệu

Ý kiến bạn đọc
Hòa trong không khí tưng bừng của cả nước chào mừng tri ân các nhà giáo, vừa qua THCS-THPT Newton long trọng tổ chức “Lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11” nhằm tôn vinh những thầy giáo, cô giáo đang từng ngày từng giờ say sưa trên bục giảng để cống hiến to lớn cho sự nghiệp trồng người.
Khi nói về công lao của những thầy, cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục miền núi Nghệ An, không thể không nói đến cố Nhà giáo Ưu tú Lô Xuân Minh – cố Hiệu trưởng Trường THSP Miền núi Nghệ An.
Hằng năm, cứ vào mùa khai trường, vào những ngày của tháng 11, trong tâm trí tôi lại sống dậy mạnh mẽ những kỉ niệm vui buồn, sâu sắc của một thuở đi dạy học nhiều gian nan vất vả, nhiều khó khăn và thương nhớ. Với tôi, tình cảm tôn sư trọng đạo, đạo lí tôn sư trọng đạo luôn luôn âm thầm, sâu lắng nhưng cũng hết sức mạnh mẽ và cao cả. Xin chia sẻ đôi điều về những ngày thương khó của một thuở đi dạy học như là sự tri ân đối với nghề nghiệp cao quý mà mình đã mang duyên nợ suốt cả cuộc đời. Và, cũng từ những ngày dạy học thương khó đó rút ra được những suy ngẫm sâu sắc về truyền thống tôn sư trọng đạo trong dòng chảy văn hóa Việt.                           
Ngày 03/11/ 2022 Hội Cựu Giáo chức tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương hội viên tiêu biểu và Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022)
Ngày 01/11/2022 Hội Cựu Giáo chức Học viện Ngân Hàng tổ chức Đại hội lần thứ 2 nhiệm kỳ 2022 -2027tại hội trường lớn Học viện Ngân hàng. Dự Đại hội có 158/235 hội viên đã được triệu tập. Đại hội vinh dự được đón tiếp các đại biểu, khách mời đại diện cho Hội Cựu giáo chức Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam, Lãnh đạo Học viện Ngân Hàng.  
GCVN: Kì thi Học sinh giỏi các môn văn hóa và khoa học được tổ chức thường niên là một hoạt động chuyên môn quan trọng nhằm đánh giá chất lượng giáo dục mũi nhọn của các trường THCS.
Dạy học trực tuyến là phương thức dạy học từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, người dạy và người học thực hiện các hoạt động tương tác với nhau thông qua màn hình ảo nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ dạy học theo chương trình, kế hoạch đã xác định. Cơ sở khoa học của dạy học trực tuyến là các luận điểm triết học duy vật biện chứng về quy luật nhận thức của người học và những thành tựu của Tâm lý học, Giáo dục học hiện đại. Dạy học trực tuyến là xu thế tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Kính lễ với người thầy là truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt ta. Từ xa xưa người Việt hầu như ai từng đi học cũng đều thuộc câu ca: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Yêu kính thầy cô, quý trọng tri thức và vì thế vị trí của người thầy luôn được đặt rất cao trong nấc thang xã hội. Theo đà phát triển của xã hội, một số quan niệm không còn phù hợp trong xã hội hiện đại; trong đó liên quan đến môi trường giáo dục, người học có thêm nhiều phương thức, tự do hơn trong học tập. Vai trò, vị thế của người thầy và quan hệ giữa thầy cô với học sinh, với cha mẹ học sinh cũng có những thay đổi. Giáo dục không còn đơn thuần một chiều, thụ động.
Hệ thống giáo dục 4.0 áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, trên 3 ứng dụng: Một là, sử dụng các thiết bị thông minh để hỗ trợ cho giáo dục và đào tạo. Hai là, tổ chức các khóa học trực tuyến thông qua mạng Internet. Ba là, ứng dụng sáng tạo mở, kết hợp người học và máy tính để thực hiện các nhiệm vụ học tập sáng tạo.
Sáng ngày 18/10/2022, chương trình Báo cáo Dự án “Văn học sáng tạo” mùa 2 của thầy và trò trường TH - THCS Pascal (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bạn học sinh với diễn xuất ấn tượng đã mang tới buổi báo cáo những tiểu phẩm sân khấu hóa đặc sắc được lấy cảm hứng từ các bài thơ, trường ca của nhà thơ Trần Đăng Khoa  và tái hiện lại trên sân khấu. Bên cạnh đó, các bạn học sinh đã cùng tham gia hoạt động trải nghiệm trưng bày, trao đổi sách vô cùng thú vị và bổ ích.
Đam mê công nghệ thông tin thôi thúc Nguyễn Văn Hiệp xin nghỉ việc, dành toàn thời gian học lập trình online ở tuổi 25 và chuyển nghề sau ba tháng.
Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, nhiệt tình, trách nhiệm và hiệu quả, sáng 11/10/2022, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục, Đại học Vinh tổ chức Lễ Bế mạc đợt khảo sát chính thức đánh giá chất lượng giáo dục 04 chương trình đào tạo trình độ đại học các ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Kinh tế chính trị.
GD&TĐ - Hàng loạt giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học đã được ngành giáo dục Lào Cai đưa ra để các nhà trường triển khai, tháo gỡ.
GD&TĐ - Giờ dạy có sự hài hòa giữa lý thuyết, bài tập, thực hành để học sinh nắm vững nội dung cốt lõi nhưng không được cắt xén hay giảm tiết môn học.
Điện ảnh là ngành được xác định là tiên phong trong công nghiệp văn hóa ở Việt Nam. Làm sao để Điện ảnh phát triển, thực sự đem lại GDP, quảng bá văn hóa con người Việt Nam ra thế giới, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Vi Kiến Thành- Cục trưởng Cục Điện ảnh để làm rõ hơn vấn đề này.
Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Hàn Quốc mới đây cho biết nhạc hội văn hóa đầu tiên trong khuôn khổ triển lãm K Expo Vietnam 2022 đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội, mở màn cho sự kiện giao lưu văn hóa giữa Hàn Quốc và Việt Nam.
Văn hóa giao thông có lẽ là thuật ngữ được nhiều người nhắc đến từ người tham gia giao thông cho đến các bạn học sinh khi còn ngồi ghế của nhà trường. Nhưng để hiểu văn hóa giao thông là gì? Và tham gia như thế nào để thể hiện sự văn hóa thì không phải ai cũng nắm rõ được. Hãy cùng Anycar tìm hiểu rõ vấn đề này qua bài viết này nhé!
(DNTO) - Trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thành công trong chiến lược chuyển đổi số bởi rất nhiều nguyên nhân. Nhiều doanh nghiệp cho biết hiện tiến trình chuyển đổi số đang rất chậm do thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực và cả đơn vị cung cấp giải pháp.
(DNTO) - Tuần qua, bộ 3 cổ phiếu thép “đình đám” là CTCP Tập đoàn Hòa Phát HPG (+10,5%), Công ty Cổ phần Thép Nam Kim NKG (+14.9%), Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen HSG (+19,9%), đều ghi nhận mức tăng khá ấn tượng.
GD&TĐ - Nếu nhiễm lại một tuýp virus dengue khác, bệnh nhân có thể bị nặng hơn, dễ trở thành sốt xuất huyết dengue hoặc sốc dengue.
GD&TĐ - Chào mừng 92 năm ngày phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Formosa Hà Tĩnh tổ chức giải kéo co cho nữ công nhân với những trận đấu hấp dẫn, kịch tính.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký ban hành Nghị định số 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
GD&TĐ - Một siêu thị Điện Máy Xanh ở TP. Đà Nẵng đã bị mất 130 chiếc điện thoại trị giá hơn 1,2 tỷ đồng khi cho người dân vào tránh lụt đêm 14/10.
GD&TĐ - Đầu năm 2022, khoảng 75% trường học ở Mỹ yêu cầu học sinh, giáo viên đeo khẩu trang khi học trực tiếp, theo số liệu từ Trung tâm Thống kê Giáo dục quốc gia. Đến trước khi nghỉ hè, con số này giảm xuống 15%.
GD&TĐ - Trường ĐH Oxford, Anh, tiếp tục đứng đầu danh sách trường đại học thế giới năm 2023 của THE trong 7 năm liên tiếp.
GD&TĐ -Tại Hàn Quốc, chương trình giáo dục phổ thông không tổ chức dạy thể dục cho học sinh lớp 1 và lớp 2, những năm đầu tiểu học.
GD&TĐ - Nhiều gia đình khó khăn tại Indonesia buộc phải cho con nghỉ học do không đủ khả năng chi trả học phí.
GD&TĐ - Trung Quốc đang cần hàng triệu công nhân lành nghề để duy trì hoạt động của nền kinh tế như thợ sửa ô tô, chữa điện lạnh, kỹ thuật viên máy tính… Tuy nhiên, hệ thống giáo dục nghề nghiệp nước này đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nền kinh tế của họ không đủ khả năng để thay thế hàng triệu người có tay nghề cao sắp nghỉ hưu trong bối cảnh dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp.
20 năm qua đã có rất nhiều ý kiến tâm huyết của cá nhân hoặc tập thể các nhà giáo dục, các nhà khoa học trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp GD-ĐT nước nhà. Có thể kể một số kiến nghị chính sau đây: Kiến nghị của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cuối năm 1996(2), 2000(3), 2005(4); Kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2004-2006(5); Kiến nghị của 24 GS và nhà khoa học trong và ngoài nước do GS Hoàng Tụy chủ biên năm 2004(6); Đề án kiến nghị của nhóm trí thức người Việt ở nước ngoài do GS Vũ Quang Việt chủ biên năm 2005(7); Báo cáo “lựa chọn thành công” trong đó có một phần đánh giá về GD-ĐT của nhóm GS và chuyên gia thuộc trường Đại học Harvard trình trực tiếp thủ tướng cuối năm 2007(8); Kiến nghị của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước do bà Nguyễn Thị Bình làm chủ nhiệm 2008(9); Riêng mảng cơ cấu hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống dạy nghề nói riêng có kiến nghị năm 2011(10) của Đặng Danh Ánh và một số kiến nghị của 30 nhà khoa học trong và ngoài nước đã được in thành sách năm 2007(11).
GD&TĐ -Từ năm học 2022 - 2023, Bộ Giáo dục Bờ Biển Ngà ban hành quy định học sinh có điểm trung bình năm học dưới 8,5 trên thang điểm 10 sẽ bị đuổi học.